Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Sẹo luôn là một trong những kẻ thù lớn nhất của nhiều người, Sẹo có thể quá phát, lồi ra, sẹo giãn, sẹo mất sắc tố… để tìm ra phương pháp điều trị sẹo bạn cần hiểu biết về sẹo.
Sẹo là gì?
Sự hình thành sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình liền da. Sẹo xuất hiện khi da khôi phục các vết thương do tai nạn, phẫu thuật hay bệnh tật gây ra. Da bị tổn thương càng nặng, thời gian lành vết thương càng lâu và sẹo để lại càng lớn.
Sẹo là một dạng tổn thương da rất sâu và nặng dẫn tới khả năng hồi phục và tái tạo của da rất khó khăn. Sẹo để lại những dấu ấn trên mặt và trên cơ thể tuy không gây nguy hiểm nhưng tác hại của nó về mặt thẩm mỹ thì lại khiến cho chúng ta bị ám ảnh suốt cuộc đời, thâm chí là nỗi bất hạnh với nhiều người.


Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành sẹo?
Tuổi tác 
Quá trình liền da của người lớn tuổi mất thời gian lâu hơn trong khi người trẻ da có khuynh hướng lành “quá mức”, vết sẹo cao, dày hơn.
Các yếu tố di truyền – loại da
Người gốc Phi và Á châu da nhiều sắc tố, dễ bị những vết sẹo bất thường như Sẹo lồi
Vị trí sẹo 
Vết sẹo tại vị trí các cơ cử động nhiều như vùng lưng, chân, vai, các điểm mấu…sẹo sẽ có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn bình thường.
Vết thương bị nhiễm trùng hoặc là biến chứng
Vết thương nhiễm trùng làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường.
Trị sẹo và những điều cần biết
Có nhiều cách trị sẹo để thay đổi hình dạng, cải thiện và thu nhỏ vết sẹo, thậm chí xóa bỏ hòan toàn vết sẹo, nhưng quan trọng nhất là biện pháp can thiệp đó phải an tòan và không gây ra các tổn thương phụ để làm vết sẹo biến đổi sang dạng khác phức tạp hơn như chuyển từ sẹo lõm thành sẹo lồi, sẹo thâm hoặc ngược lại.
Sử dụng thuốc trị sẹo để xóa mờ những vết sẹo tại vùng da bị tổn thương là nhu cầu thẩm mỹ cho da. Tuy nhiên, không ít người còn rất mơ hồ về các dạng thuốc để điều trị sẹo sẽ được sử dụng tùy thuộc vào dạng sẹo trên da.
Dạng thuốc dùng ngoài:
Các thuốc dieu tri seo thường ở dạng gel hay kem thoa tại chỗ, trong thanh phần thường có chứa các hoạt chất sau:
- Hoạt chất chiết xuất từ cây hành tây (Allium cepae), thuộc nhóm Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp vết thương mau lành.
- Heparin là chất chống đông máu, tăng cường sự tưới máu đến vết thương, nuôi dưỡng mô da bị tổn thương.
- Allatoin là chất tự nhiên có nhiều trong động vật và thực vật, có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào lành, làm thúc đẩy quá trình tạo biểu mô, làm lành vết thương.
- Aloe vera là hoạt chất chiết xuất từ cây lô hội, có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành.
- Curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ (Curcuma longa), có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Trong cây rau má (Centella asiatica) có chứa acid madecassic giúp làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Acid alpha hydroxyl có trong chanh, bưởi… có hiệu quả trong điều trị sẹo mụn, sẹo rạn da.
- Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp dưỡng da mang lại hiệu quả trong điều trị sẹo.
Dạng thuốc tiêm:
Dạng thuốc tiêm chứa steroid (triamcinolone) giúp giảm đau và ngứa, làm phẳng và mềm vết sẹo, cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị seọ lồi, sẹo quá phát, hoặc dạng thuốc tiêm chứa collagen với mục đích làm đầy vùng da tổn thương, được sử dụng trong điều trị sẹo lõm.
Bên cạnh việc dùng thuốc còn có nhiều phương pháp khác được các thầy thuốc lựa chọn như: băng ép, điều trị bằng laser, bào mòn da…
Bạn có thể đến những thẩm mỹ viện uy tín để điều trị với các bác sỹ hàng đầu Việt Nam.
Có thể bạn chưa biết: tri seo loi

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền