Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh trĩ nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh trĩ nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Hỏi: Em đã bị mắc Bệnh trĩ mấy tháng và đã từng thử nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nhưng hiện tại thì bệnh vẫn chưa có nhiều tiến triển. Em đang rất lo lắng mong các bác sĩ tư vấn giúp em. 

 

Trả Lời: 
Những phương pháp Điều trị bệnh trĩ
Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống:
Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
Uống nước đầy đủ.
Ăn nhiều chất xơ.
-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
2. Điều trị nội khoa:
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
3. Điều trị bằng thủ thuật:
a-Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2
b-Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2
c-Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
d- Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler...

Điều trị bệnh Trĩ nội:

- Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.
- Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 4: cắt trĩ.
- Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

Điều trị bệnh Trĩ ngoại

Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.
Lời khuyên của các bác sĩ: Vậy bạn cần biết chính xác là bạn bị trĩ ngoại hay trĩ nội và hãy đến Bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh)
Chúc bạn sức khỏe!

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất là gì? Thuốc chữa bệnh trĩ tối ưu là gì? Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bị trĩ. Các chuyên gia của phòng khám Thiên Tâm cho biết, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh trĩ tuy nhiên người bệnh cần cẩn thận lựa chọn, tốt nhất nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ.


Các chuyên gia của phòng khám Thiên Tâm cho biết, có rất nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp chữa trĩ bằng thuốc. Vậy bệnh trĩ có thể được chữa khỏi bằng thuốc hay không? Các chuyên gia cho biết, người mắc bệnh ở giai đoạn đầu có thể dùng một số loại thuốc để điều trị, tốt nhất nên đi đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để chẩn trị, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để chọn mua loại thuốc ít nguy hại đến sức khỏe.
Thuốc trị bệnh trĩ tối ưu:
Hiện nay, việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên của người bệnh, ưu điểm của nó là thuận tiện, nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại thuốc được bày bán trên thị trường khiến người bệnh không biết lựa chọn thế nào, thực ra gồm có 2 loại chính:
1. Thuốc uống: có thể thanh nhiệt giải độc, giảm đau, nhưng phải căn cứ vào từng trường hợp để lựa chọn loại thuốc.
2. Thuốc bôi ngoài: hầu hết là thuốc nhét hậu môn, thuốc mỡ, miếng dán. Thuốc mỡ bôi trực tiếp bên ngoài vùng bị tổn thương giúp giảm đau, tác dụng chống viêm, sưng.
Dùng thuốc khi bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị hiệu quả, tuy nhiên, vì bệnh trĩ là một căn bệnh mãn tính, về bệnh lý chính là một đám rối tĩnh mạch. Những loại thuốc ở trên rất khó để chữa bệnh khỏi triệt để vì vậy người bệnh nên cản thận khi điều trị trĩ bằng thuốc. Bất cứ loại thuốc nào cũng vậy, thuốc chỉ có vai trò hỗ trợ trong việc điều trị nếu dùng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp điều trị trĩ nào hiệu quả?

Người bệnh nên từ bỏ việc chữa bệnh trĩ bằng những loại thuốc này, họ cần kịp thời phát hiện bệnh, đến các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Bệnh trĩ chỉ có sử dụng phương pháp tiểu phẫu thì mới khỏi hoàn toàn. Đối với việc tiểu phẫu, có rất nhiều người bệnh cho rằng làm tiểu phẫu rất đau đớn hơn nữa điều trị không triệt để, không tốt như điều trị bằng thuốc. Thực ra quan niệm này là sai lầm, những sự việc như tiểu phẫu gây đau đớn, không triệt để đều là do các bệnh viện, phòng khám không chuyên khoa thực hiện và do các các bác sĩ không có chuyên môn cao tiến hành vì vậy bệnh nhân nên cẩn thận lựa chọn nơi điều trị.
Hiện nay phòng khám đa khoa Thiên Tâm đang sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT điều trị bệnh trĩ. Đây là phương pháp chữa trị các bệnh về hậu môn trực tràng tối ưu, tiểu phẫu không đau. Trong quá trình tiểu phẫu, người bệnh không có cảm giác đau đớn, hơn nữa có thể trị triệt để bệnh trĩ, tránh phát sinh bệnh. Kỹ thuật HCPT có độ chính xác cao, thời gian tiểu phẫu chỉ từ 15 – 30 phút. Sau tiểu phẫu người bệnh có thể đi đại tiện bình thường, không gây đau đớn, không có biến chứng. Vì kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT có thể giải quyết triệt để căn nguyên gây ra bệnh trĩ vì vậy đạt được hiệu quả lý tưởng, không tái phát. Công nghệ xâm lấn tối thiểu HCPT đối với điều trị bệnh trĩ phức tạp như trĩ hỗn hợp, trĩ nặng có búi trĩ sa ra ngoài thì đều có hiệu quả cao.

Bạn bị mắc bệnh trĩ hỗn hợp! bạn có biết nó có nguy hại như thế nào không? Phòng Khám Bệnh Trĩ Thiên Tâm sẽ trả lời cho bạn


1.Viêm nhiễm: các búi trĩ sau khi bị nghẹt sẽ gây ra các viêm nhiễm ở các mức độ khác nhau tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, hậu môn sẽ có triệu chứng sưng rõ rệt,  nhiễm trùng nhiều nơi trên hậu môn sẽ phát triển mạnh và lan rộng tạo viêm nhiễm ở  niêm mạc dưới, xung quanh hậu môn  hoặc áp-xe hậu môn trực tràng.
2. Hoại tử: các búi trĩ khi bị nghẹt và lòi ra ngoài hậu môn do một loạt thay đổi của bệnh lí và các tích lũy cục bộ  sẽ ngày một nghiêm trọng hoen tạo thành các mụn nước ở hậu môn, khiến hiện tượng nghẹt búi trĩ ngày một nặng hơn, đây là một vòng tuần hoàn ác tính. Các búi trĩ bị nghẹt lâu ngày nhất định sẽ bị hoại tử.
3. Thiếu máu:  Theo các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm hầu hết bệnh nhân trĩ hỗn hợp đều bị thiếu máu do thiếu sắt, quá trình này diễn ra rất chậm, ở thời kì đầu các triệu chứng thường nhẹ và khó phát hiện, khi thiếu máu nghiêm trọng người bệnh mới có các biểu hiện như mặt trắng tái, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, tim đập nhanh, ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất khác.
4. Nghẹt búi trĩ: biểu hiện chủ yếu của trĩ hỗn hợp là các búi trĩ lòi ra ngoài. Các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, gây tắc nghẽn cơ vòng tĩnh mạch, gây sức ép, tạo các cục máu đông, gây cứng mà đau nhức, và khó mà thu vào hậu môn.  

Mắc bệnh trĩ hỗn hợp có những biểu hiện bệnh như thế nào? Trĩ hỗn hợp là loại bệnh trĩ phức tạp nhất so với hai nhóm trĩ ngoại, trĩ nội. Bởi trĩ hỗn hợp có biểu hiện của cả bệnh trĩ ngoại và trĩ nội, do vậy loại trĩ gọi là trĩ hỗn hợp. Sau đây chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ giới thiệu nội dung bệnh trĩ hỗn hợp có những biểu hiện như thế nào đến với bạn đọc.


Đại tiện ra máu: sau khi đại tiện, xuất hiện máu tươi, thường người bệnh không cảm thấy đai, đây là biểu hiện bệnh trong thời kì đầu.
Sa búi trĩ: hiện tượng này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh, thường thì trước đó có biểu hiện đại tiện ra máu, sau đó mới xuất hiện biểu hiện sa búi trĩ, càng về sau kích thước búi trĩ to ra, dần dần tách hẳn ra khỏi lớp da, khi đi đại tiện búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn.
Đau: người mắc bệnh trĩ hỗn hợp khi búi trĩ sa ra ngoài có thể bị nhiễm trùng, sưng, hoại tử, sẽ có mức độ đau nhức khác nhau.
Ngứa: ở giai đoạn cuối, búi trĩ sa hẳn ra ngoài, kèm theo chảy dịch ở hậu môn, dịch này kích thích lên vùng hậu môn gây ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh về hậu môn trực tràng. Bệnh thường được khám và điều trị khá muộn do tâm lý chủ quan và e ngại của bệnh nhân. Tuy nhiên, trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng. Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.


Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ hỗn hợp có thể là do rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón...khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ hỗn hợp hay do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
Sau đây là một vài triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp:
Đại tiện ra máu: trĩ nội giai đoạn đầu chủ yếu có biểu hiệu đại tiện ra máu, lúc đầu bệnh nhân không chú ý mà chỉ vô tình phát hiện khi nhìn giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn trên bề mặt phân có dính máu, máu có màu đỏ tươi. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân phải rặn nhiều do bị táo bón, máu có thể chảy thành tia hay thành giọt. Có trường hợp do máu chảy rất nhiều dẫn đến mất máu, thiếu máu.
Tiết dịch nhầy: niêm mạc trực tràng chịu kích thích của hạt trĩ trong một thời gian dài có thể dẫn đến viêm và có hiện tượng tiết dịch nhầy ở ống hậu môn. Dịch nhầy này có thể do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng.
Sa búi trĩ: đây là biểu hiệu của trĩ hỗn hợp giai đoạn cuối, thường xảy ra sau một thời gian dài có hiện tượng đại tiện ra máu, lúc đầu sau khi đại tiện có thể thấy dị vật nhỏ lòi ra ở lỗ hậu môn, sau đó dị vật đó tự thu vào trong hậu môn. Đó chính là búi trĩ. Sau một thời gian dài chịu kích thích thì búi trĩ càng sa ra ngoài hậu môn nhiều hơn và không tự thu vào được mà phải dùng tay ấn vào. Cuối cùng búi trĩ không chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện mà cả lức dùng lực, hắt hơi, ho đi lại ... búi trĩ cũng sa ra ngoài gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh.
Ngoài các triệu chứng trên thì có thể kèm theo các triệu chứng như cảm giác vừa đau vừa khó chịu như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Bệnh Trĩ là do chùm tĩnh mạch trong Trĩ bị phình gập và trương giãn gây ra. Trĩ nội nằm ở đoạn cuối niêm mạc trực tràng ở phía trên vùng lược, phía bên ngoài bị niêm mạc trực tràng che phủ, phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết, về hình trạng có 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, Trĩ nội do mạch máu bị phù và Trĩ nội do xơ hóa, bình thường Trĩ nội ẩn kín trong hậu môn, khi đi đại tiện lòi ra mới lộ rõ. Trĩ nội bình thường có thể lòi ra thụt vào lại trong hậu môn, nếu bị nặng mới không thể thụt vào được, thường có triệu chứng ra máu khi đi đại tiện.


Nguyên nhân và biểu hiện của trĩ nội
1. Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập:
Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.
2. Trĩ nội do mạch máu phù:
Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.
3. Trĩ nội do xơ hóa:
Do Trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ sát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ (tức là nguyên nhân làm dãn xoang tĩnh mạch):
Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa : Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón... khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.
Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt...), bệnh xơ gan, táo bón lâu ngày bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.
4.Các nguyên nhân khác:
- Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu...
- Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện.
- Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.
5.Biểu hiện bệnh Trĩ:
Bệnh xuất hiện không rõ ràng. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh.
Chảy máu hậu môn và đại tiện ra máu tươi: đây là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu dùng giấy vệ sinh sẽ thấy máu dính trên giấy hoặc có thể nhìn thấy ít máu tươi dính theo phân, về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt, muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra.
Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: Nếu mới bị thì có thể không có triệu chứng này, tuy nhiên đau càng tăng khi có biến chứng sưng, viêm hoặc tắc mạch búi trĩ.
Sưng nề vùng hậu môn khi có đợt cấp hoặc trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng.
Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn sờ nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài cần phải thăm trực tràng bằng tay và soi trực tràng. Qua soi sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng kích thước và vị trí các búi trĩ.

Nếu bạn bị Trĩ Nội, thì phải chú ý gì trong cách vệ sinh và sinh hoạt. Sau đây là lời khuyên nhỏ của chuyên gia phòng khám Chữa Bệnh Trĩ Thiên Tâm: Giấy vệ sinh mềm kẹp giữa hậu môn (nửa tiếng sau là được). Như vậy khi vận động hoặc đi lại sẽ khiến tĩnh mạch trực tràng mau chóng trở lại trạng thái bình thường.


Vận động (khoảng 15 phút, sau khi ra mồ hôi cần tránh gió và kiên trì tập luyện tập) sẽ thúc đẩy sự tuần hoàn dịch huyết.
Ngồi rửa là phương pháp rửa hậu môn, tiêu viêm, thúc đẩy vết thương mau lành đơn giản và hiệu quả nhất. Sau khi đại tiện nên ngồi rửa vết thương. Lúc đầu cần dùng hơi nóng trước, chờ cho nước ấm sẽ đặt vùng hậu môn và âm hộ vào chậu rửa. Mỗi lần rửa khoảng 20 phút.

Sau đây các bác sỹ đa khoa phòng khám Thiên Tâm sẽ giới thiệu về 1 số điều cần lưu ý khi bị trĩ nội.

1.    Không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm. Cần phân bố hài hòa giữa chất đạm, chất xơ và tinh bột. Như vậy sẽ giúp nhuận tràng, dễ dàng đại tiện.
2.    Rèn luyên thói quen đại tiện đúng giờ, không nhịn và không gắng sức quá để giảm thiểu hiện tượng tụ huyết trực tràng hậu môn.
3.    Một số bệnh nhân do uống nhiều rượu, ăn nhiều đồ cay như ớt, mù tạt, hồ tiêu, gừng… và các loại thức ăn có tính kích thích nên trĩ càng nặng thêm. Nên người bị trĩ nội cần chú ý vệ sinh ăn uống, cần hạn chế hoặc không ăn các đồ cay nóng hoặc những đồ ăn có tính kích thích.
4.    Làm việc và nghỉ ngơi điều độ: Trong công việc cũng như cuộc sống cần kết hợp hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi. Làm việc quá sức, vác nặng và ngồi lâu đều có thể khiến tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng ít vận động dẫn đến sưng phồng có thể dẫn đến thúc đẩy tuần hoàn một cách không đồng đều.
5.    Đề xướng vận động vùng hậu môn: Tăng cường vận động cục bộ sẽ làm giảm thiểu sự trì trệ của tĩnh mạch, phòng tránh giãn mạch.Vận động cơ hậu môn (trước khi đi ngủ rèn luyện thu hẹp mở rộng cơ hậu môn trong khoảng 30-50 lần). Vận động thu hẹp cơ hậu môn sẽ phòng tránh bệnh trĩ.
6.    Khi lựa chọn làm tiểu phẫu nên để tâm trạng thoải mái. Rất nhiều bệnh nhân không dám ăn các đồ ăn cứng vào ngày phẫu thuật, thậm chí có người còn không dám ăn sợ sẽ bị đau hoặc viêm nhiễm.
7.    Ăn nhiều rau xanh hoa quả, uống nhiều nước. Các loại rau xanh giàu chất sơ như: cần tây, rau cải, rau chân vịt… đều làm tăng sự co bóp rất có lợi cho sự bài tiết.
8.    Phụ nữ mang thai cần tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu.Cần tránh táo bón và kịp thời điều chỉnh lại vị trí của thai nhi. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn lượng phù hợp mè, mật ong để đảm bảo nhuận tràng.

Bệnh trĩ bao gồm ba loại chính: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là loại bệnh trĩ thường gặp nhất. Trong giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội, thông thường bệnh không có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi bác sỹ tiến hành kiểm tra soi hậu môn, mới phát hiện được bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian kích thước búi trĩ tăng dần lên, tình trạng bệnh cũng nặng dần.


Chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm giới thiệu bệnh trĩ nội có những biểu hiện điển hình như sau khi đại tiện búi trĩ bị lòi ra, đại tiện ra máu, đại tiện có cảm giác đau. Nếu bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, thậm trí là bệnh ung thư trực tràng.
1. Búi trĩ lòi ra ngoài: búi trĩ khi phát triển đến giai đoạn nhất định có thể bị lòi ra ngoài hậu môn, kích thước từ bé chuyển sang to hơn, do búi trĩ không thể tự động thu vào trong, nên người bệnh phải dùng tay đẩy vào.
2. Đại tiện ra máu: đại tiện ra máu là biểu hiện chung của bệnh trĩ, song không phải lúc nào đi đại tiện cũng ra máu, thường khi bị đại tiện khó mới có biểu hiện đại tiện ra máu, lượng máu lúc nhiều lúc ít, người bệnh có thể quan sát thấy trên phân có máu, hoặc giấy vệ sinh có máu, hoặc máu chảy thành giọt, nghiêm trọng hơn máu chảy thành tia.
3. Cảm giác đau: đau là biểu hiện chủ yếu của bệnh trĩ ngoại. Đối với trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp khi búi trĩ bị sa ra ngoài, bị nhiễm trùng, hoặc hoại tử đều có thể dẫn đến cơn đau ngoài sức chịu đựng của nhiều người.
4. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu: bệnh trĩ nội giai đoạn cuối có biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài, cơ hậu môn giãn lỏng, thường bị chảy dịch, do hậu môn bị kích thích bởi dịch này, nên người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thậm chí vùng da bị mọc mụn, gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

Bệnh trĩ nội có những mối nguy hại nào?

1. Thiếu máu: vì trĩ nội gây mất máu, nên dẫn đến tình trạng thiếu máu, với bạn nữ giai đoạn đầu mắc bệnh này thường có cảm giác mệt mỏi thiếu sức sống. Tình trạng mất máu nghiêm trọng, người bệnh có sắc mặt xanh xao, chán ăn, tâm trạng bất ổn, tim đập nhanh...
2. Da bị xấu: đại tiện khó là kẻ thù sắc đẹp của phái nữ, mà trĩ nội lại làm tình trạng bệnh đại tiện khó thêm nặng. Bệnh đại tiện khó do chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài kịp thời, nên có thể làm cho da xấu đi, mọc nhiều mụn hơn lâu dần dẫn đến bệnh thiếu máu, hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.
3. Bệnh phụ khoa: người mắc bệnh trĩ có hiện tượng sưng ngoài hậu môn, vùng này dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến miệng âm đạo, gây ra bệnh viêm âm đạo.

Bệnh trĩ là một bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng. Nhân gian vẫn có câu : Thập nhân cửu trĩ. Bệnh gây nhiều phiền phức cho người bệnh và rất nguy hiểm, nếu ở giai đoạn muộn, phình to, thòi ra ngoài hậu môn, chảy máu làm cho người bệnh rất khó chịu. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nam giới mắc nhiều hơn nữ.


Bệnh trĩ có mấy loại?
 Người ta chia bệnh trĩ thành 2 loại. Do búi trĩ không phải là một tổ chức bệnh lý mà do đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn phình ra.
 Nếu đám rối tĩnh mạch nằm trong trực tràng gọi là trĩ nội, nếu đám rối tĩnh mạch nằm từ khoang cạnh hậu môn dưới da thì gọi là trĩ ngoại.
 Hầu hết bệnh nhân bị bệnh trĩ, nhất là trĩ nội hay có những triệu chứng bất thường xảy ra như cương tụ và giãn, căng thành mạch máu của búi trĩ gây đau đớn, chảy máu nhất là khi đi ngoài, rặn nhiều, máu có thể chảy ra trước khi phân ra hoặc dính với phân và có thể ra sau khi phân đã ra ngoài hậu môn, hoặc có thể có tất cả các hiện tượng đó. Trĩ nội khi phình to khó thu nhỏ được thì hay bị thòi ra ngoài mỗi khi áp lực ổ bụng tăng lên như rặn đi ngoài, nhảy, chạy, ngồi lâu, đứng lâu, ho mạnh…
Trong 2 loại thì trĩ nội gây rắc rối hơn nhiều so với trĩ ngoại. Trĩ nội được chia thành 4 mức độ khác nhau tùy theo mức độ nặng, nhẹ của chúng :
  Độ 1: búi trĩ còn nằm trong ống  hậu môn;
  Độ 2: mỗi lần đi ngoài bũi trĩ  thòi ra ở hậu môn, sau khi đi ngoài (phân ra hết ) thì búi trĩ chui lên  được tụt vào trong ống hậu môn;
  Độ 3: khi có áp lực ổ bụng tăng  lên thì búi trĩ thòi ra ngoài ống hậu môn và không tự tụt vào được mà cần  có tác động cơ học (phải dùng ngón tay đẩy lên);
 Độ 4: búi trĩ thường xuyên thòi  ra ngoài hậu môn (không tự đẩy lên được hoặc đẩy lên chúng lại thòi ra).
Trên cùng một người bệnh có thể chỉ bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại nhưng cũng có những bệnh nhân vừa bị trĩ nội vừa bị trĩ ngoại.
Biến chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ
Chảy máu: Trĩ là biểu hiện bệnh lý của thành mạch máu,khi thành mạch máu giãn ra thì sẽ mỏng rất dễ thủng, dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu. Mức độ chảy máu nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh nhưng hậu quả của mất máu là gây thiếu máu. Nếu búi trĩ to, nhiều tĩnh mạch thì có thể
gây chảy máu nhiều càng dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng rất nguy hiểm đến tính mạng.
Đau: khi búi trĩ to, thòi ra ngoài (độ 3 và 4) gây đau đớn nhất là có hiện tượng cọ xát khi vận động, đi lại.
Gây tắc nghẽn: Búi trĩ to làm cho máu đông lại thành cục, gây tắc nghẽn và gây đau dữ dội.
Bội nhiễm: nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.
Đề phòng bệnh trĩ như thế nào?
Không nên đứng hoặc ngồi lâu, giữa giờ làm việc nên tranh thủ vận động, thể dục nhẹ nhàng.
Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng, tổng thời gian tập vào khoảng từ 30 – 60 phút.
Nên ăn nhiều rau, chất xơ.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ không nên ăn, uống các chất kích thích như cà phê, rượu, ớt, tiêu.
Điều trị trĩ có nhiều phương pháp nhưng chọn phương pháp nào là do bác sĩ khám và chỉ định.Do vậy khi có các biểu hiện của
bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện càng sớm càng tốt, không nên để bệnh trĩ đến giai đoạn độ 3, 4 mới đi khám thì dễ xảy ra biến chứng hơn và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Không nên trì hoãn việc khám và điều trị vì sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh, nhất là để mất máu, nhiễm khuẩn thì rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, đặc biệt là gây nhiễm khuẩn huyết.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ là hiện tượng liên quan mật thiết đến đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, khi đám rối tĩnh mạch vùng
phía cuối trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gọi là trĩ. Bệnh trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh này thuộc bệnh ở tổ chức mô do chất lượng của mô tĩnh mạch kém nên khi máu ứ đọng sẽ làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cho đến nay chưa  xác định được một cách chắc chắn.
Nhưng có nhiều yếu tố thuận lợi làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao như viêm đại tràng mạn tính, táo bón kéo dài, những trường hợp do ngồi để đại tiện thời gian lâu, rặn mạnh làm cho áp lực trong ổ bụng và áp lực trong trực tràng, trong ống hậu môn tăng cao khiến tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém gây nên bệnh trĩ.
Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai(công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực
trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể trong một thời gian dài và kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.
Một số bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp mạn tính kéo dài như viêm họng mạn tính, viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh hen, bệnh lao phổi… thường có triệu chứng ho kéo dài làm cho áp lực trong ổ bụng tăng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, một số cán bộ văn phòng, làm nghề đánh máy vi tính… cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Trong ăn uống kiêng khem quá mức, ăn ít rau, ít chất xơ làm cho táo bón kéo dài cũng cần được chú ý khi có biểu hiện bệnh trĩ.

Có rất nhiều người Việt Nam có thói quen dùng ớt trong các món ăn, một chút ớt trong nước chấm hay món cá kho cũng làm cho món ăn thêm đậm đà, ngon miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ lợi ích cũng như tác hại của ớt. Ớt nếu ăn vừa phải rất có lợi cho sức khỏe. Ớt có thể làm thuốc bổ dạ dày, có thể kích thích nước bọt, dịch vị phân tiết, tăng thêm khẩu vị, ngoài ra, ớt cũng bổ sung vitamin A cho mắt bạn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa bệnh hậu môn trực tràng của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết nếu ăn nhiều ớt quá thì lại có hại đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ.

  Bởi vì, ăn quá nhiều ớt sẽ làm cho dịch tiêu hóa phân tiết quá nhiều, làm cho niêm mạc dạ dày tá tràng sung huyết, phù nước, nhu động dạ dày tá tràng tăng lên rất nhiều, tim đập nhanh hơn, lượng tuần hoàn máu tăng lên rất nhiều.
  Những người mắc bệnh nóng, bệnh lở loét, viêm dạ dày, tá tràng và bệnh cao huyết áp thì bệnh tình sẽ nặng hơn nếu ăn ớt quá nhiều.
  Riêng đối với những người bị bệnh trĩ, các bác sĩ khuyên tuyệt đối không được ăn cay. Nếu ăn cay nhiều những người mắc bệnh này có thể sẽ bị áp xe hậu môn. Ngoài ra, ớt còn còn gây ra chứng táo bón và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

 Bệnh trĩ là loại bệnh phức tạp mà chúng ta không thể chủ quan. Nếu không may, bạn mắc phải bệnh này, thì bạn  phải làm thế nào? Sau đây chúng ta hãy lắng nghe các phân tích chuyên môn của các chuyên gia bác sỹ đến từ Phòng khám Đa khoa Thiên Tâm sẽ giới thiệu cho mọi người những triệu chứng thường gặp của trĩ ngoại,  khi nắm được những triệu chứng của trĩ ngoại sẽ giúp ích cho các bạn có thể phân tích được chính xác tình trạng bệnh của mình, để kịp thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. 


1. Trĩ ngoại do tụ máu: trĩ ngoại do tụ máu là một trong những nhóm bệnh của bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ ngoại do tụ máu có biểu hiện như sau: Bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn ở vùng hậu môn, xuất hiện hiện tượng sưng cục bộ, thời gian đầu khi chạm chỗ cứng của khu vực sưng cục bộ, bệnh nhân sẽ thấy vô cùng đau đớn, mấy ngày sau, cơn đau có thể giảm nhẹ đi, chỗ cứng ở khu vực sưng cục bộ cũng trở nên mềm hơn, sau cùng sẽ xuất hiện búi trĩ, dẫn đến mắc bệnh trĩ ngoại do các mô liên kết. Khi tĩnh mạch ở hậu môn bị phá vỡ, xuất hiện hiện tượng chảy máu cục bộ, máu vón thành cục, bị viêm nhiễm và có thể gây nên áp xe hậu môn, rò hậu môn.
2. Trĩ ngoại do giãn tĩnh mạch:  Đây cũng là một trong những nhóm bệnh của bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ ngoại do giãn tĩnh mạch có thời gian phát bệnh khá chậm, thời gian đầu, người bệnh có cảm giác khu vực hậu môn bị sưng lên bất thường, sau khi đại tiện, tình trạng sưng tấy càng trở nên nặng hơn, như bị viêm, sưng, đau…Khi kiểm tra trong ngoài, xung quanh ống hậu môn có thể thấy những u cục sưng nổi lên, bên ngoài các u cục đó bọc một lớp da, dưới lớp da các tĩnh mạch đã bị căng phồng lên. 
3. Trĩ ngoại do viêm: Nếu người bệnh mắc phải bệnh này, cần phải hết sức đề phòng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hậu môn bị tổn thương, sinh ra nhiễm trùng, hoặc do nứt kẽ hậu môn dẫn đến phần da ở các nếp gấp hậu môn bị viêm nhiễm và sưng tấy. Người mắc bệnh trĩ, thường cảm nhận được cơn đau thắt ở vùng hậu môn, ướt át- ngứa ngáy khó chịu,  nhất là sau khi đại tiện sau hoặc khi cơ thể phải hoạt động quá nhiều thì những triệu chứng đó càng nghiêm trọng hơn. Khi kiểm tra vùng hậu môn, có thể thấy ngay phần da ở nếp gấp hậu môn bị sung huyết ứ máu, sưng tấy, ít dịch tiết ra.
4. Trĩ ngoại do các mô liên kết: Người mắc bệnh trĩ ngoại do các mô liên kết thuộc nhóm bệnh khá nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại. Người mắc bệnh này, cần phải kịp thời đến các cơ sở y tế chữa trị, bệnh trĩ do các mô liên kết là xung quanh khu vực hậu môn hình thành búi trĩ, búi trĩ thông thường mềm, bên ngoài được bọc bởi một lớp biểu bì, bên trong được tổ chức bởi các mô. Hình dạng các búi trĩ khác nhau, có thể chỉ có một búi trĩ, hoặc có nhiều búi, sự tồn tại của chúng gây ảnh hưởng đến việc vệ sinh hậu môn hàng ngày.

Bệnh trĩ ngoại có thể không làm tiểu phẫu được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Số lượng người mắc trĩ ngoại trên thực tế là khá lớn, nhiều người hoài nghi không biết trĩ ngoại không quá nghiêm trọng có cần làm tiểu phẫu hay không?

Thật ra các dạng trĩ ngoại khác nhau cần tuân theo các phương pháp điều trị khác nhau, thông thường mọi người đều cho rằng các khối trĩ ngoại do phình giãn tĩnh mạch và  các mô liên kết trĩ ngoại đều không cần làm tiểu phẫu, các khối huyết trĩ ngoại mới cần làm tiểu phẫu. Nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy, cần phải tiến hành các xét nghiệm cụ thể mới có thể chuẩn đoán và đưa ra quyết định chính xác.
 
Vậy trĩ ngoại có cần tiểu phẫu không? Trươc mắt, để điều trị trĩ ngoại có thể chia làm 2 loại là phương pháp điều trị thông thường và phương pháp tiểu phẫu.Vậy cần điều trị bằng phương pháp nào cho phù hợp nhất, sau đây các chuyên gia Thiên Tâm sẽ cho bạn lời khuyên:
Phương pháp điều trị thông thường chủ yếu là : sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc nhét,…Đối với những bệnh nhân ít bị tái phát hoặc tái phát trong thời gian ngắn, triệu chứng nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị.Nhưng cần chú ý tiến hành khám và xét nghiệm, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng thuốc đúng bệnh.
1.Để điều trị khối trĩ ngoại do tĩnh mạch sưng phồng có thể tắm bồn và phòng tránh viêm nhiễm.
2.Để điều trị kết trĩ ngoại ở các mô liên kết cần chú ý giữ vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Trĩ ngoại là một bệnh ngoại khoa, các loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời giảm thiểu các triệu chứng, để điều trị hiệu quả nhất vẫn nên tiến hành tiểu phẫu. Nếu bệnh tái phát thường xuyên,gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống  thì chúng tôi kiến nghị bạn nên tiến hành tiểu phẫu. Trước mắt phòng khám đa khoa Thiên Tâm thường xử dụng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu trong việc điều trị bệnh trĩ, đây là một phương pháp tiên tiến đem lại hiểu quả rõ rệt trong việc điều trị trĩ ngoại nói riêng và bệnh trĩ nói chung.Phương pháp này đảm bảo tính an toàn cao, và là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất.

Trĩ Ngoại là một trong các bệnh trĩ phổ biến hiện nay. Các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết nếu người mắc bệnh trĩ muốn phòng tránh bệnh trĩ ngoại thì trong sinh hoạt hàng ngày phải có chế độ ăn uống hợp lí, đây chính là phương pháp phòng tránh cơ bản và quan trọng nhất, cho nên mọi người không nên xem nhẹ việc ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh bệnh trĩ ngoại mà các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm giới thiệu:



1. Ăn nhiều hoa quả và rau quả: rau củ quả không chỉ có thể khiến cho việc đi đại tiện dễ dàng, mà còn giảm nguy cở dẫn đến bệnh trĩ ngoại.
2. Thực hiện các vận động thích hợp: sự thay đổi về vị trí đứng, ngồi có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ, đặc biệt đối với những nhân viên mà đặc thù công việc yêu cầu ngồi nhiều thì phương pháp này rất quan trọng. Thường xuyên làm vận động hóp hậu môn cũng có tác dụng phòng tránh bệnh tái phát.
3. Hình thành thói quen tốt khi đi đại tiện, duy trì phân mềm: cần phải có thời gian đi đại tiện nhất định, thông thường vào buổi sáng là tốt nhất, khi đi đại tiện qua nên đi quá lâu. Đối với những bệnh nhân bị táo bón thì không nên rặn khi đi vệ sinh.
4. Kịp thời điều trị các bệnh trĩ khác: nếu như xuất hiện các triệu chứng như đại tiện ra máu hoặc hậu môn khó chịu thì phải kịp thời đi khám và điều trị, để tránh cho người bệnh phải chịu đau đớn.

Bệnh nhân: Trong thời gian gần đây tôi thường cảm thấy đau nhức và khó chịu ở hậu môn, khi đi đại tiện thường bị chảy máu, tôi rất lo lắng. Khi đi khám được các bác sĩ kết luận là bị trĩ ngoại, vậy tôi có cần làm tiểu phẫu không? Và tiểu phẫu nào là thích hợp nhất?  


Sau đây các chuyên gia hậu môn trực tràng Thiên Tâm sẽ cho bạn lời khuyên chi tiết:
Theo lâm sàng, trĩ ngoại được chia làm 4 loại: khối huyết trĩ ngoại, suy tĩnh mạch trĩ ngoại, trĩ ngoại do viêm, trĩ ngoại mô liên kết. Để chẩn đoán chính xác xem trĩ ngoại có cần tiến hành tiểu phẫu hay không cần căn cứ cụ thể vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các búi trĩ, đa phần suy tĩnh mạch trĩ ngoại và các búi trĩ nhỏ dư thừa trên da thường không biểu hiện quá rõ ràng và không gây ra hậu quả gì đặc biệt nghiệm trọng và không cần điều trị.
Đối với những trường hợp cần tiểu phẫu thì HCPT là lựa chọn lí tưởng hiện nay, đây là phương pháp tiên tiến, không gây ảnh hưởng đến đệm hậu môn và chức năng hậu môn. Thời gian tiểu phẫu rất ngắn, không gây đau đớn, an toàn và đem lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. 
Thủ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT của mỹ được sử dụng rộng dãi cho nhiều đối tượng bệnh khác nhau, giảm thiểu đáng kể tổn thương trên các mô của người bệnh, thời gian hồi phục ngắn, thích hợp dùng cho cả người trung tuổi, và những đối tượng tái phát sau các tiểu phẫu khác. Đây là tiểu phẫu có tính ứng dụng rộng dãi được dùng để điều trị các bệnh như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, nghẹt búi trĩ, hẹp hậu môn, sa trực tràng...
HCPT kĩ thuật vượt trội trong việc điều trị trĩ ngoại, đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho người bệnh.
1. Thời gian thực hiện tiểu phẫu ngắn chỉ từ 20-30 phút, ra ít máu trong quá trình tiểu phẫu, không để lại di chứng.
2. Không cắt bỏ đệm hậu môn nên  chức năng kiểm soát hậu môn không bị ảnh hưởng, không gây phù nề, hẹp hậu môn và các biến chứng như viêm nhiễm khác sau tiểu phẫu.
3. Da hậu môn và ống hậu môn không bị ảnh hưởng, sau tiểu phẫu không cần thay thuốc, người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi và trở lại sinh hoạt bình thường.
4. Niêm mạc hậu môn được cắt bỏ và thông nói phía trên đường lược là khu vực ít nhạy cảm nên thường không gây đau đớn nhiều cho người bệnh.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Không có sự ảnh hưởng của trĩ đến khả năng mang thai và sinh đẻ của người phụ nữ. Tuy nhiên triệu chứng chảy máu nhiều khi mắc trĩ có thể dẫn đến thiếu máu làm suy giảm sức khoẻ phụ nữ mang bầu.

 

 Khi có thai, bản chất cơ thể người phụ  nữ đã có hiện tượng thiếu máu sinh lý do hồng cầu loãng hơn người bình thường nếu kèm thêm bị thiếu máu vì mắc trĩ trước đó thì sẽ làm cho sức khoẻ của thai phụ không tốt và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi làm cho em bé dễ sinh nhẹ cân...
Căn bệnh trĩ sẽ làm các mẹ bầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh và gây cảm giác đau đớn vô cùng. Dưới đây là những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ khá hiệu quả.

- Khi bị bệnh trĩ đau nhức, có thể dùng lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau. Đồng thời dùng diếp cá uống tươi hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng.

- Bạn cũng có thể dùng vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.

- Trong trường hợp bị trĩ xuất huyết: dùng hoa mướp 20g, hoa hoè 10, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống vài ba lần.
điều trị trĩ ở bà bầu
Bà bầu mắc trĩ hãy nghe theo hướng dẫn điều trị trĩ của bác sỹ chuyên khoa
- Khi bị trĩ sa, bạn có thể lấy hoa mướp với lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn. Bài thuốc này  còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

- Trong trường hợp bị sưng nề có thể dùng hoa mào gà 10g, phượng nhãn thảo 10g. Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.

Tuy nhiên, các bài thuốc trên cũng không thể có tác dụng trong mọi trường hợp. Nếu một người đã mắc trĩ  thì trong thời gian mang thai và khi sinh nở, có thể sẽ làm cho bệnh trĩ nặng thêm. Vì thế, cùng với việc khi có thai, bạn phải đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi, thì cũng nên tham vấn cũng cách phòng tránh bệnh trĩ trong thai kỳ cho tốt như ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín, tránh ngồi xổm và không ăn những gia vị cay nóng quá, cũng như không nên làm việc nặng khi có thai

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Theo các nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh có thể chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư. Từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa bệnh trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Vậy quả sung và tác dụng chữa bệnh trĩ như thế nào?

Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Nay ta biết, quả sung thực ra là một quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Cây sung rất sai quả, quả từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín màu đỏ nâu.

Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ quả sung

- Bài thuốc 1: Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc 2: Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.

Hầu hết các bệnh nhân trĩ đều hy vọng rằng sau phẫu thuật sẽ vĩnh viễn thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ chưa tuân thủ hướng dẫn đầy đủ của thầy thuốc hoặc chưa biết cách phòng tránh tái phát bệnh. Dưới đây là một số thông tin bệnh trĩ sau phẫu thuật bạn nên biết.

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ và gia tăng trở lại sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ.
Bệnh trĩ sau phẫu thuật dễ tái phát nếu không tuân theo chỉ dẫn

Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc. Hiện nay phòng khám Khương Trung đang điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Ngoài ra bệnh nhân trĩ có thể sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sỹ.

Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật chỉ để loại bỏ búi trĩ, sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn chặn tái phát.

 Trĩ nội là một trong các bệnh về trĩ thường gặp hiện nay đặc biệt là với những người làm công việc thường xuyên phải ngồi lâu ít vận động. Những dấu hiệu của trĩ nội gây khó chịu cho người bệnh làm ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và năng suất làm việc của bệnh nhân. 

 

Dựa vào biểu hiện và ảnh hưởng, trĩ nội được chia thành 4 độ 1,2,3 và 4. Dưới đây là hướng điều trị bệnh trĩ nội nhỏ ở độ 1,2.

Triệu chứng đầu tiên của trĩ nội độ 1,2 là đi cầu ra máu : lúc đầu sau khi đi cầu làm vệ sinh thấy có dính tí máu đỏ trên giấy vệ sinh, sau đó nặng hơn thì sau khi bạn đi cầu sẽ có máu nhỏ giọt sau khi phân ra khỏi hậu môn.

Khi điều trị trĩ nội nhỏ ở độ 1 và 2, búi trĩ chưa sa ra ngoài thì thường điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn, ngoài phương pháp điều trị nội khoa các bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng thủ thuật để giúp nhanh lành bệnh hơn.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh các bác sỹ sẽ tư vấn điều trị trĩ nội bằng thủ thuật gồm có các loại như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hay chích xơ. Tuy nhiên, trong các trường hợp điều trị trĩ, bạn phải lưu ý các vấn đề như sau:

các giai đoạn bệnh trĩ
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

- Các phương pháp điều trị bằng thủ thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 1 hay độ 2.

- Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống.

- Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đi cầu dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị nhất là ớt tiêu, các thức uống có cồn và bia. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis...

Bệnh trĩ là bệnh dạng hậu môn trực tràng thường gặp và phổ biến nhất, có tới 45% dân số bị mắc phải. Nam giới là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn do rất nhiều yếu tố.

 

 Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại là căn bệnh gây ra biến chứng khó chịu, tiền mất tật mạng và ảnh hưởng đến sinh hoạt của rất nhiều người nếu như không chữa trị sớm và phòng bệnh đúng cách.


Điều trị bệnh trĩ muộn sẽ rất bất tiện


Tâm lý e ngại không đi khám và điều trị từ sớm của một số người làm bệnh tình ngày một thêm trầm trọng.

Lúc đầu bệnh nhẹ làm nhiều người còn chưa thấy lo ngại do nghĩ rằng bị táo bón làm chảy máu hậu môn, nhưng về sau khi tình trạng chảy máu nhiều mỗi khi đi cầu rồi sau đó là sa búi trĩ thì bệnh đã ở mức độ 2 hoặc 3. Lúc này sự can thiệp của thuốc chữa bệnh và các vấn đề thực phẩm cần kiêng khem khắt khe hơn rất nhiều.

Nhưng do bệnh mới đầu không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và cũng do ngại tiếp xúc vì bệnh nằm ở khu vực kín đáo nên nhiều người chịu đựng và không có động thái chữa trị sớm. Cũng do chủ quan ngay từ đầu khi đi cầu ra máu từ chỗ không thường xuyên đến ngứa ngáy, khó đại tiện nên nhiều người hình thành thói quen bỏ qua.

Bệnh trĩ nặng sẽ khó điều trị trĩ và khiến bệnh nhân trở nên đau đớn. Chất lượng cuộc sống giảm xuống đáng kể, người bị bệnh lại hay có tâm lý e ngại không biết nói cho ai kể cả người thân của mình. Nhưng điều này là không nên và tốt nhất nên có những hiểu biết và phương pháp phòng và chữa bệnh càng sớm càng tốt để tránh bệnh thêm nặng khó chữa sau này và tránh cảm giác đau đớn khi bệnh nặng.

Phát hiện sớm bệnh trĩ bằng cách nào?

- Căn cứ vào đối tượng

Những người với thói quen làm việc đứng nhiều hoặc ngồi lâu sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tình ngày càng nặng hơn hoặc có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Những người có thói quen ỉa chảy hoặc mót rặn hoặc thường xuyên bị táo bón.

Bệnh trĩ xuất hiện do thói quen ăn uống giống nhau hoặc bệnh phát triển khi mắc các bệnh về huyết áp, bệnh sinh dục, tiết nệu hoặc thay đổi của cơ thể như mang thai, béo phì hoặc sinh đẻ.

Với các triệu chứng xuất hiện, bệnh trĩ dễ dàng được phát hiện và người bệnh có thể ngay lập tức tìm hiểu các phương pháp phòng và chữa bệnh:

- Phát hiện sớm bệnh trĩ dựa vào các biểu hiện sau:

+ Chảy máu: Chảy máu khi đi cầu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên và xuất hiện kể cả khi bạn không bị táo bón thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ.

 + Sa trĩ: Là triệu chứng khi bệnh trĩ đã nặng hơn. Khi bị sa búi trĩ, lúc đầu tự búi trĩ rút lên được, nhưng sau đó phải có sự tác động mới co lên được. Lúc này, bệnh sẽ gây ra sự khó chịu đáng kể cho người bệnh.

- Các triệu chứng khác: Đôi khi có thể chỉ có càm giác cồm cộm, nhưng cũng có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy nhiều triệu chứng gây ra cảm giác vừa đau vừa khó chịu như:

+ Tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn.

 + Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằm trong hố ngồi – trực tràng… gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

 Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải thường xuyên chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi vì, bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và càng dễ tái phát.

Trĩ nội là một bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp, càng ngày người bệnh càng có ý thức tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bệnh trĩ, đặc biệt là các biểu hiện của trĩ nội.

 

 Theo các chuyên gia , để phòng ngừa trĩ nội cần phải hiểu rõ và tránh nhầm lẫn về các triệu chứng và sự phát triển của bệnh. Vậy ba giai đoạn phát triển của trĩ nội như thế nào? Sau đây các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể:
Dựa vào mức độ nghiêm trọng khác nhau của trĩ nội ta có thể chia làm 3 giai đoạn. Ở giai đoạn 1: ngoài hiện tượng đại tiện ra máu, những giọt máu thường lẫn trong phân hoặc xuất ra bên ngoài thì không có cảm giác gì.Khi nội soi có thể phát hiện trên niêm mạc có các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ; kiểm tra bằng tay thấy mềm, niêm mạc mỏng, khi đi đại tiện dễ cọ sát với phân và gây chảy máu, các giọt máu lẫn trong phân. Ở giai đoạn này các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn. Tiếp đến là giai đoạn 2 của trĩ nội: ở giai đoạn này sau khi chảy máu liên tục sẽ rất dễ hình thành viêm nhiễm, gây sưng và đau đớn ở hậu môn, tình trạng này phát triển ngày càng nặng hơn, các búi trĩ to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự thu vào được. Khi nội soi phát hiện các lớp niêm mạc trở lên dày hơn, các búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím, có kèm theo dịch tiết. Khi đi đại tiện do sự kích thích và ma sát với phân sẽ rất dễ gây ra chảy máu.
Cuối cùng là giai đoạn 3 của trĩ nội: ở giai đoạn này bệnh tình của người bệnh đã trở lên khá nghiêm trọng, sự khó chịu và đau đớn họ phải chịu nhiều hơn 2 giai đoạn trước rất nhiều. Các búi trĩ ngày càng to hơn, tăng sản mô liên kết, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp. Các búi trĩ khi lòi ra khỏi hậu môn thì không tự thu vào được nữa, cần phải dùng tay nhét vào hoặc nằm ngửa  một lúc mới có thể thu vào được.Trong giai đoạn này các búi trĩ lòi ra ngoài thường xuyên hơn chỉ cần dùng sức một chút, khi ho, khi đi bộ hoặc khom người cũng khiến các búi trĩ lòi ra.Nêu các búi trĩ sau khi lòi ra ngoài mà không thể thu vào được là do cơ vòng bị co thắt, gây sức ép, cản trở sự lưu thông của máu, khiến các búi trĩ sưng và tắc nghẽn, có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ.Nếu hoại tử này gây ra viêm loét, chất dịch tiết ra nhiều,  ngoài cảm giác đau đớn khó chịu còn có thể kèm theo nóng sốt, tiểu tiện khó khăn, thậm chí do phân ma sát lên các vết loét có thể gây ra chảy máu dai dẳng và các triệu chứng khác.Người thường xuyên bị chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu, vì vậy cần quan sát và kiểm tra cẩn thận.
Trên đây là tư vấn của các chuyên gia Thiên Tâm về “ 3 giai đoạn phát triển của trĩ nội” , các chuyên gia nhắc nhở bạn rằng: khi phát hiện các triệu chứng của trĩ nội không nên trì hoãn và kéo dài thời gian trị bệnh, không đươch tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các nguy hại về sau.
Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền