Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh về hậu môn trực tràng. Bệnh thường được khám và điều trị khá muộn do tâm lý chủ quan và e ngại của bệnh nhân. Tuy nhiên, trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng. Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.
Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ hỗn hợp có thể là do rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón...khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ hỗn hợp hay do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
Sau đây là một vài triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp:
Đại tiện ra máu: trĩ nội giai đoạn đầu chủ yếu có biểu hiệu đại tiện ra máu, lúc đầu bệnh nhân không chú ý mà chỉ vô tình phát hiện khi nhìn giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn trên bề mặt phân có dính máu, máu có màu đỏ tươi. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân phải rặn nhiều do bị táo bón, máu có thể chảy thành tia hay thành giọt. Có trường hợp do máu chảy rất nhiều dẫn đến mất máu, thiếu máu.
Tiết dịch nhầy: niêm mạc trực tràng chịu kích thích của hạt trĩ trong một thời gian dài có thể dẫn đến viêm và có hiện tượng tiết dịch nhầy ở ống hậu môn. Dịch nhầy này có thể do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng.
Sa búi trĩ: đây là biểu hiệu của trĩ hỗn hợp giai đoạn cuối, thường xảy ra sau một thời gian dài có hiện tượng đại tiện ra máu, lúc đầu sau khi đại tiện có thể thấy dị vật nhỏ lòi ra ở lỗ hậu môn, sau đó dị vật đó tự thu vào trong hậu môn. Đó chính là búi trĩ. Sau một thời gian dài chịu kích thích thì búi trĩ càng sa ra ngoài hậu môn nhiều hơn và không tự thu vào được mà phải dùng tay ấn vào. Cuối cùng búi trĩ không chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện mà cả lức dùng lực, hắt hơi, ho đi lại ... búi trĩ cũng sa ra ngoài gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh.
Ngoài các triệu chứng trên thì có thể kèm theo các triệu chứng như cảm giác vừa đau vừa khó chịu như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét