Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bệnh trĩ là bệnh dạng hậu môn trực tràng thường gặp và phổ biến nhất, có tới 45% dân số bị mắc phải. Nam giới là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn do rất nhiều yếu tố.

 

 Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại là căn bệnh gây ra biến chứng khó chịu, tiền mất tật mạng và ảnh hưởng đến sinh hoạt của rất nhiều người nếu như không chữa trị sớm và phòng bệnh đúng cách.


Điều trị bệnh trĩ muộn sẽ rất bất tiện


Tâm lý e ngại không đi khám và điều trị từ sớm của một số người làm bệnh tình ngày một thêm trầm trọng.

Lúc đầu bệnh nhẹ làm nhiều người còn chưa thấy lo ngại do nghĩ rằng bị táo bón làm chảy máu hậu môn, nhưng về sau khi tình trạng chảy máu nhiều mỗi khi đi cầu rồi sau đó là sa búi trĩ thì bệnh đã ở mức độ 2 hoặc 3. Lúc này sự can thiệp của thuốc chữa bệnh và các vấn đề thực phẩm cần kiêng khem khắt khe hơn rất nhiều.

Nhưng do bệnh mới đầu không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và cũng do ngại tiếp xúc vì bệnh nằm ở khu vực kín đáo nên nhiều người chịu đựng và không có động thái chữa trị sớm. Cũng do chủ quan ngay từ đầu khi đi cầu ra máu từ chỗ không thường xuyên đến ngứa ngáy, khó đại tiện nên nhiều người hình thành thói quen bỏ qua.

Bệnh trĩ nặng sẽ khó điều trị trĩ và khiến bệnh nhân trở nên đau đớn. Chất lượng cuộc sống giảm xuống đáng kể, người bị bệnh lại hay có tâm lý e ngại không biết nói cho ai kể cả người thân của mình. Nhưng điều này là không nên và tốt nhất nên có những hiểu biết và phương pháp phòng và chữa bệnh càng sớm càng tốt để tránh bệnh thêm nặng khó chữa sau này và tránh cảm giác đau đớn khi bệnh nặng.

Phát hiện sớm bệnh trĩ bằng cách nào?

- Căn cứ vào đối tượng

Những người với thói quen làm việc đứng nhiều hoặc ngồi lâu sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tình ngày càng nặng hơn hoặc có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Những người có thói quen ỉa chảy hoặc mót rặn hoặc thường xuyên bị táo bón.

Bệnh trĩ xuất hiện do thói quen ăn uống giống nhau hoặc bệnh phát triển khi mắc các bệnh về huyết áp, bệnh sinh dục, tiết nệu hoặc thay đổi của cơ thể như mang thai, béo phì hoặc sinh đẻ.

Với các triệu chứng xuất hiện, bệnh trĩ dễ dàng được phát hiện và người bệnh có thể ngay lập tức tìm hiểu các phương pháp phòng và chữa bệnh:

- Phát hiện sớm bệnh trĩ dựa vào các biểu hiện sau:

+ Chảy máu: Chảy máu khi đi cầu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên và xuất hiện kể cả khi bạn không bị táo bón thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ.

 + Sa trĩ: Là triệu chứng khi bệnh trĩ đã nặng hơn. Khi bị sa búi trĩ, lúc đầu tự búi trĩ rút lên được, nhưng sau đó phải có sự tác động mới co lên được. Lúc này, bệnh sẽ gây ra sự khó chịu đáng kể cho người bệnh.

- Các triệu chứng khác: Đôi khi có thể chỉ có càm giác cồm cộm, nhưng cũng có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy nhiều triệu chứng gây ra cảm giác vừa đau vừa khó chịu như:

+ Tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn.

 + Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằm trong hố ngồi – trực tràng… gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

 Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải thường xuyên chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi vì, bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và càng dễ tái phát.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền