Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác hại của bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác hại của bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Làm thế nào để bệnh trĩ ngoại không bị tái phát? Có rất nhiều người bệnh bị trĩ ngoại nhưng lại ngại đi điều trị, thậm chí có người lo lắng cho rằng bệnh trĩ ngoại rất hay tái phát nên việc điều trị hay không điều trị đều như nhau. Các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết thực tế bệnh trĩ ngoại có thể chữa khỏi, quan trọng là điều trị đúng phương pháp không được điều trị bừa bãi.


1. Điều trị bằng thuốc, điều trị bằng phương pháp dân gian, rất dễ tái phát: có nhiều bệnh nhân hiểu sai về phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại, cho rằng bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị khỏi bằng việc dùng thuốc hoặc điều trị theo phương pháp dân gian. Khoa học đã chứng minh, điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc hay phương pháp điều trị dân gian đều không thể điều trị bẹnh tận gốc. Việc điều trị bằng cách uống thuốc, tuy có tác dụng, nhưng một khi dừng uống thuốc bệnh lại tái phát. Vì vậy, điều trị trĩ ngoại theo đúng phương pháp là việc hết sức quan trọng.
2. Điều trị bệnh không theo phương pháp chính quy: rất nhiều bệnh nhân xuất phát từ việc tiết kiệm thời gian đi khám, nên đã thăm khám ở những cơ sở y tế điều trị không chuyên, bác sỹ không phải chuyên khoa trĩ điều trị rất dễ chẩn đoán bệnh sai từ đó đưa ra phương pháp điều trị không đúng. Bên cạnh đó, kĩ thuật điều trị bệnh lạc hậu, sẽ khó điều trị bệnh khỏi triệt để. Do vậy, bệnh trĩ ngoại bị tái lại là điều dễ hiểu.
3. Sau khi tiểu phẫu, không chú ý đến vấn đề phòng tránh viêm nhiễm: có nhiều trường hợp, bệnh nhân được bác sỹ tiểu phẫu rất thành công, tuy nhiên trong quá trình hồi phục bệnh không chú ý phương thức sinh hoạt đúng mức như ăn đồ cay, uống rượu nhiều, những thói quen cũ như ngồi nhiều, lười vận động vẫn không sửa thì ngay người thường còn dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại, chứ chưa nói đến người đã từng bị trĩ ngoại.
Điều trị trĩ ngoài bằng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT. Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ tiên tiến nhất hiện nay, thời gian điều trị ngắn, đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Ưu điểm 1: ít đau, vì xâm lấn HCPT là điều trị không dùng dao mổ mà dùng từ trường điện dung cao tần để tác dụng lên vết thương, khiến cho vết thương ra nước, khô lại rồi liền vết thương, vì vậy mà trong quá trình điều trị người bệnh không có cảm giác đau đớn nhiều.
Ưu điểm 2: phục hồi nhanh, kỹ thuật xâm lấn HCPT lợi dụng điện dung cao tần để chữa trị bệnh về hậu môn trực tràng, không phải dùng dao mổ, ít chảy máu, vết thương nhỏ và phục hồi nhanh sau khi làm tiểu phẫu, không ảnh hưởng đến chức năng thông thường của hậu môn.
Ưu điểm 3: Xâm lấn an toàn, kỹ thuật xâm lấn HCPT là lợi dụng việc soi sợi trực tràng tiến vào bên trong hậu môn, cả người bệnh và bác sĩ đều có thể thấy đuợc quá trình tiểu phẫu, can thiệp trực tiếp đến phần bị tổn thương một cách hiệu quả, vì vậy kỹ thuật này rất an toàn.
Ưu điểm 4: Ít có biến chứng, kỹ thuật HCPT không cắt bỏ đệm hậu môn, không ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát sau khi phẫu thuật, không dùng dao mổ, ít khi thấy hiện tượng hậu môn hẹp, viêm nhiễm.
Ưu điểm 5: Độ chính xác cao, kỹ thuật HCPT thông qua màn hình điện tử, bác sĩ căn cứ theo hình ảnh rõ nét có thể tìm ra được nguyên nhân, từ đó đưa cách chữa trị hiệu quả nhất.
Ưu điểm 6: điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn không cần phải dùng dao mổ, mà dùng điện dung cao tần, nên vết thương nhỏ, không cấn phải nằm viện, có thể về ngay trong ngày.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

 Từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có kết luận về những đối tượng dễ bị bệnh trĩ. Người ta cũng chưa thể đưa ra kết luận giữa mối quan hệ người mắc bệnh trĩ và con cái của họ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Dưới đây là những nhóm đối tượng có khả năng bị mắc trĩ cao.

 


 - Người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký, ….

- Những người mắc bệnh táo bón kinh niên , khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài gây lên bênh trĩ.

- Những người bị kiết lỵ: Người bị kết lỵ có cùng đặc điểm là phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng , u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ mở rộng làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.
những đối tượng dễ mắc trĩ
 Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất

- Phụ nữ cho con bú : thường mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn đã hành hạ họ và làm cho người bệnh rất không thoải mái, thậm chí còn rất mất tự tin.

Một thực trạng rất đáng lo ngại là những người bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì tâm lý e ngại, nhất là phụ nữ. Còn có người chịu đựng bệnh trĩ đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá lớn, phương pháp điều trị trĩ ít xâm lấn không còn tác dụng, mà phương pháp điều trị lớn thì tốn kém, xâm lấn nhiều hơn và đau đớn cũng nhiều hơn.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

“Xin chào các bác sỹ của phòng khám đa khoa Khương Trung,

Tôi tên Trang, 26 tuối. Tôi đang mang thai được 26 tuần. Cách đây hai tháng tôi phát hiện ra mình mắc chứng bệnh trĩ. Tôi đã điều trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm nên tôi thấy rất khó chịu. Mong các bác sỹ cho tôi lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn.”


Trả lời

Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung trả lời:

Bạn Trang thân mến!

Bệnh trĩ ở bà bầu là căn bệnh khá phổ biến, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu là lượng máu tăng và táo bón. Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối.

Táo bón - một trong những chứng phổ biến khi mang thai - cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng. Biểu hiện của bệnh là bạn thấy đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng, thậm chí còn chảy máu.


Nếu dùng thuốc chữa trĩ trong thời kỳ mang thai cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ

Việc điều trị trĩ trong khi mang thai là không thể. Vậy nên bạn có thể giảm đau bằng một số phương pháp như chườm bằng túi lạnh, giữ vệ sinh vùng hậu môn, tắm nước ấm, tránh ngồi quá lâu, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tập thể thao nhẹ nhàng… Đặc biệt bà bầu không nên tự ý dùng thuốc vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Việc dùng thuốc phải hoàn toàn tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Những phương pháp trên đây có tác dụng giảm đau cho bà bầu mắc trĩ. Nếu đau trong một thời gian quá dài, bạn hãy tới gặp bác sỹ để nhận lời khuyên.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Xin chào các bác sĩ gần đây tôi thấy ở hậu môn có cục nhỏ lồi ra và cảm giác đau mỗi khi đi đại tiện vậy xin hỏi các bác sĩ có phải tôi đã mắc Bệnh trĩ ngoại không? Và có phương pháp nào điều trị bệnh này không?


Chào bạn dựa vào các biểu hiện trên rất có thể bạn đã mắc bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể tham khảo một số triệu chứng của bệnh trĩ ngoại ở dưới đây để có thể xác định đúng tình trạng bệnh và cần tới khám và điều trị kịp thời
Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Khi bị mắc bệnh trĩ ngoại thì bệnh nhân cảm thấy rất đau ở vùng hậu môn, xuất hiện hiện tượng sưng cục bộ, thời gian đầu khi chạm chỗ cứng của khu vực sưng cục bộ, bệnh nhân sẽ thấy vô cùng đau đớn, mấy ngày sau, cơn đau có thể giảm nhẹ đi, chỗ cứng ở khu vực sưng cục bộ cũng trở nên mềm hơn, sau cùng sẽ xuất hiện búi trĩ, dẫn đến mắc bệnh trĩ ngoại do các mô liên kết. Khi tĩnh mạch ở hậu môn bị phá vỡ, xuất hiện hiện tượng chảy máu cục bộ, máu vón thành cục, bị viêm nhiễm và có thể gây nên áp xe hậu môn, rò hậu môn.
Ngoài triệu chứng chính trên, người bệnh có thể còn những biểu hiện như đau khi đi vệ sinh, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thường thì bệnh trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, đại tiện ra máu…
Hiện nay Phòng Khám Thiên Tâm áp dụng kỹ thuật HCPT để Điều trị bệnh trĩ với các ưu điểm như sau:
1. Thời gian tiểu phẫu ngắn khoảng từ 15-30 phút, chảy ít máu trong quá trình tiểu phẫu, không để lại di chứng về sau.
2. Không cắt bỏ đệm hậu môn: sau tiểu phẫu khả năng kiểm soát việc đại tiện không bị ảnh hưởng, không gây ra phù nề, hẹp hậu môn, nhiễm trùng và các biến chứng.
3. Do các vùng da quanh hậu môn không bị cắt bỏ, không để lại vết thương trên cơ quan hậu môn và vùng da quanh hậu môn, do đó sau tiểu phẫu bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
4. Sau và trong quá trình tiểu phẫu không gây đau đớn.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Hiện nay, những người 50 tuổi trở nên có nguy cơ mắc bệnh trĩ gấp 2 lần bình thường. Cách chữa trị bệnh trĩ cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể chất của từng người.


Tỷ lệ người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ khá cao
Bệnh trĩ là hiện tượng phần mô mềm bên trong đại tràng và hậu môn bị giãn tĩnh mạch, tạo ra các búi trĩ gây khó khăn và ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để có thể tìm ra cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, trước tiên bạn cần phải hiểu nguyên nhân cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh:
-         Những người phải ngồi một chỗ nhiều, ngồi trong khoảng thời gian dài ( 5 tiếng trở lên) và ít vận động, dịch chuyển: nhân viên văn phòng, thợ may, người bán hàng…
-         Người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên mắc bệnh táo bón, tiêu chảy, khi đi ngoài phải gắng sức, rặn nhiều làm cho áp lực trong long ống hậu môn tăng lên dáng kể. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng sưng trĩ, các búi trĩ tăng dần kích thước rồi sa ra bên ngoài hậu môn.
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh trĩ 2
Những người hay bị táo bón, tiêu chảy…đều dễ bị bệnh trĩ
-         Ngoài ra, những người bị kiết lỵ, phải đi vệ sinh nhiều lần khiến ổ bụng chịu áp lực nhiều hơn bình thường và cũng góp phần tăng kích thước của búi trĩ.
-         Những người có tiền sử hoặc bị các bệnh như: u bướu vùng hậu môn trực tràng, ruột bị kích thích…cũng có khả năng mắc bệnh rất cao.
Có rất nhiều cách chữa trị bệnh trĩ tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó.
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh trĩ 2
Phẫu thuật là một trong những cách trị dứt điểm bệnh trĩ
Đầu tiên là phương pháp nội khoa: bệnh nhân bị trĩ sẽ được bác sĩ kê cho đơn thuốc uống ( có nhiều dạng dùng khác nhau) có tác dụng kháng viêm, chống viêm nhiễm, tăng sức bền vùng thành mạch, giảm những cơn đau cấp tính…hoặc thuốc đặt vào hậu môn, thuốc bôi tại vùng bị trĩ…Cách này chỉ áp dụng và thích hợp trong trường hợp kích thước búi trĩ nhỏ, chưa ra máu nhiều, có thể gây đau đớn cho người bệnh hoặc tình trạng viêm nhiễm…
Cách chữa trị bệnh trĩ dứt điểm được áp dụng hiện nay đó là sử dụng thủ thuật chích xơ hoặc đốt bằng hồng ngoại. Chích xơ nhờ thuốc gây xơ, đốt lạnh, đốt điện lưỡng cực…hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Những tĩnh mạch trĩ tận gốc sẽ bị loại bỏ hoàn toàn với phương pháp Longgo, Longo – đây là hai phương pháp khá mới, giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, thời gian hồi phục cũng nhanh chóng.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Chữa trị bệnh trĩ bằng các loại thuốc Tây thường dẫn đến tác dụng phụ nên người bệnh hướng tới dùng các loại thuốc từ thiên nhiên nhiều hơn, đặc biệt là rau diếp cá.



Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ
Những bài thuốc chế từ rau diếp cá dùng để chữa trị bệnh trĩ rất đơn giản những hiệu quả mang lại cho người bệnh rất tích cực. Tuy nhiên, tác dụng của rau diếp cá cần một khoảng thời gian nhất định để phát huy tác dụng nên người bệnh cần kiên trì tuân thủ khi sử dụng rau diếp cá để chữa trị bệnh trĩ.
Trước khi dùng rau diếp cá chữa trị bệnh trĩ nên làm sạch, rửa kỹ, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5-10 phút để tránh các bệnh lây nhiễm ký sinh trùng ( giun sán).  Sau đó vẩy khô và có thể ăn sống cùng với cơm..nên ăn càng nhiều càng tốt, không giới hạn về số lượng bởi rau diếp cá cũng khá lành với cơ thể con người.
Chữa trị bệnh trĩ tại nhà với rau diếp cá 2
Rau diếp cá có thể chữa trị bệnh trĩ
Uống nước sinh tố rau diếp cá cũng mang lại lợi ích nhất định cho sức khỏe, đặc biệt bệnh nhân bị trĩ. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong rau sẽ bị giảm khá nhiều so với lúc ăn sống.
Để chữa trị bệnh trĩ có máu kèm theo thì người bệnh có thể lấy 2 phần rau diếp cá và 1 phần bạch cầp phơi khô, sau đó tán bột rây mịn. Uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần uống 6-12g, uống liên tục trong vòng 3-5 tháng.
20g rau diếp cá kết hợp với 6g than cây sơn tra. Nấu nước sôi và khi uống cho thêm mật ong dùng chữa trị  bệnh trĩ rất hiệu quả.
Chữa trị bệnh trĩ với rau diếp cá 3
Sinh tố rau diếp cá cũng rất hiệu quả
Lấy khoảng 5-10g rau diếp cá sao khổ, rồi hãm với nước nóng khoảng 15-20 phút, uống thay nước hàng ngày. Khi dùng nên ngừng uống các loại thuốc khác và uống trong vòng 2-3 tháng.
Khi trĩ sưng đau, lấy 50g rau diếp cá tươi hoặc khô đun nước sôi để xông ( nếu muốn để lâu thì nên phơi rau diếp cá trong mát dù bị héo nhưng vẫn còn màu xanh, đảm bảo giữ lại hàm lượng chất dinh dưỡng trong rau).  Việc chữa trị bệnh trĩ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn biết tận dụng lúc nước còn ẩm để rửa rồi dùng bã diếp cả đắp vào vùng hậu môn.
Ngoài chữa trị bệnh trĩ, những bài thuốc hữu hiệu từ rau diếp cá còn có thể chữa được rất nhiều các loại bênh khác như sưng phổi, đau mắt đỏ, quai bị, táo bón…

Tại Việt Nam, số lượng người thành thị mắc bệnh trĩ vào khoảng 70% tổng số bệnh nhân. Cách chữa trị bệnh trĩ cũng ngày càng đa dạng, trong đó tập yoga hỗ trợ điều trị bệnh được sử dụng vào khoảng 5-10%.


Bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến
Chữa trị bệnh trĩ đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, kèm theo đó cần xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học. Việc kết hợp uống thuốc và tập luyện Yoga chính là cách giúp người mắc bệnh trĩ nhanh chóng hồi phục và có thể hoàn toàn ngăn ngừa bệnh tái phả sau này.
Có rất nhiều bài tập Yoga  được sử dụng tập luyện trong quá trình chữa trị bệnh trĩ,  “Tư thế cái kìm” sau đây là một trong những bài phổ biến , được nhiều người bệnh áp dụng.
Thực hành “Tư thế cái kìm” chữa trị bệnh trĩ:
Bước 1: Ngồi trên tấm thảm trải thẳng ( sàn nhà, mặt đất…) , duỗi thẳng hai chân ra phía trước,  đổng thòi đặt hai gót chân chạm đất, mũi chân hướng lên phía trên, thả lỏng cơ thể.
chữa trị bệnh trĩ với các bài tập đơn giản
Bệnh nhân ngồi duỗi thẳng chân
Bước 2: Hai cánh tay từ từ đưa lên cao, cố gắng đưa cao hết múc có thể. Duối cơ thể tự nhiên theo  hướng vươn cao đó.
Bước 3: Hít thật sâu rồi từ từ thở ra, kết hợp với cúi xuống một cách từ từ, nhẹ nhàng. Khi cuối xuống nên hóp bụng lại, càng sâu càng tốt.  Nắm lấy hai bàn chân ( ngang tầm ngón chân).
Chữa trị bệnh trĩ hiệu quả
Sau đó cúi người xuống từ từ
Với điểm tựa từ các ngón chân, cố gắng cúi người về phía trước, làm sao đầu và trán cúi càng thấp càng ốt. Giữ nguyên từ thế từ 3-5 phút.
Bước 4: Thả lỏng phần bụng, thở sâu, chậm, từ từ đưa hai tay lên cao rồi trở về từ thế ban đầu.
Điều quan trọng của tư thế này là giữ cho cẳng chân và kheo chân sao cho thật thẳng, tập trung hơi thở từ vùng bụng. Có thể thời gian đầu rất khó khăn nhưng bạn nên kiên trì tập luyện dù đã chữa trị bệnh trĩ khỏi hoàn toàn. Tư thế cái kìm này không những mang lại sự mềm mãi, dẻo dai cho cột sống, giải tóa những ứ tắc mà còn rát có lợi cho các cơ quan sinh dục, cơ quan vùng bụng. Nhớ đó, tụy, thận, bóng đái…được kích thích, máu dễ dàng lưu thông khắp cơ thể, từ đó hỗ trợ rất nhiều đối với việc chữa trị bệnh trĩ cho bệnh nhân.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Theo thống kê, ở Việt Nam có tới gần 1 nửa dân số mắc bệnh trĩ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tác hại của bệnh trĩ đối với sức khỏe con người.

Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền