Hiển thị các bài đăng có nhãn Cấp độ của bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cấp độ của bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bệnh trĩ và những cấp độ của bệnh trĩ - Trĩ là một bệnh phổ biến đứng hàng đầu trong các bệnh hậu môn, trực tràng . Cả nam và nữ đều có thể bị trĩ nhất là lứa tuổi từ 30-60 tuổi. Vậy bệnh trĩ gồm những cấp độ nào?

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Các cấp độ của bệnh trĩ - Trĩ là một bệnh thường gặp với tần suất mắc gần 50% dân số. Nhưng do mức độ ảnh hưởng của bênh tới cuộc sống nên bệnh lý này chưa được bản thân bệnh nhân cũng như thầy thuốc quan tâm đúng mực.


1. Triệu chứng lâm sàng:

Ỉa máu tươi: Thông thường máu chảy thành tia, rỏ giọt hoặc máu dính vào phân hay vào giấy chùi.
Sa lồi búi trĩ: bệnh nhân phát hiện thấy một khối bất thường ở hậu môn thường sau khi đi ngoài hay gắng sức. Có thể sa một búi hay cả vòng trĩ, tự co lên hay phải dùng tay đẩy lên thậm chí sa lồi thường xuyên.
Ngứa do hiện tượng xuất tiết viêm xung quanh búi trĩ sa
Đau rát khi đại tiện nhất là khi ỉa lỏng nhiều.
Tắc mạch trĩ với biểu hiện chính là cơn đau đột ngột vùng hậu môn mà cơ chế còn chưa biết rõ:
+ Trĩ ngoại tắc mach: đó là một khối nhỏ màu xanh tím, chắc, đau, nằm dưới da rìa hậu môn. Nếu để tự diễn biến sẽ tiêu đi thành một miếng da thừa.
+ Trĩ nội tắc mạch: Hiếm gặp hơn, biểu hiện bằng cơn đau đột ngột dữ dội trong ống hậu môn. Thăm hậu môn-trực tràng thấy một khối nhỏ,chắc,đau. Soi hậu môn thấy khối này màu xanh tím, niêm mạc hơi nề.
+ Sa trĩ tắc mạch: có búi trĩ sa ra ngoài kèm đau dữ dội vùng hậu môn, khó có thể đẩy trĩ vào long ống hậu môn, luôn luôn kèm hiện tượng viêm phù nề niêm mạch hậu môn trực tràng. Để diễn biến tự nhiên giảm đau dần, búi trĩ nhỏ lại, giảm  phù nề và di tích sẽ là mảnh da thừa hay u nhú phì đại, tuy nhiên một số trường hợp có thể bị hoại tử cần can thiệp phẫu thuật.
Ngoài ra bệnh nhân còn có một số biểu hiện khác như: các dấu hiệu tiết niệu, trĩ kèm nứt kẽ hậu môn.
Thăm khám hậu môn trực tràng: Khi búi trĩ nằm trong ống hậu môn không biến chứng búi trĩ mềm thì thăm trực tràng khó thấy. Ngón tay thăm có thể thấy tổ chức xơ hóa hoặc các tổn thương khác như polyp, lỗ rò, nhú phì đại
Soi hậu môn hoặc tốt hơn là soi trực tràng sẽ thấy các búi trĩ nội, tuy nhiên nếu thấy nghi ngờ có tổn thương khác cần chụp khung đại tràng hay soi đại tràng toàn bộ.

2.Phân loại:

2.1.Phân loại theo giải phẫu:

-Trĩ nội: nằm ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn gốc từ động mạch trực tràng trên
-Trĩ ngoại: nằm ở khoang cạnh hậu môn, dưới da, dưới đường lược, có nguồn gốc từ động mach trực tràng dưới.

2.2.Phân loại theo tiến triển: chia làm bốn mức độ (đối với trĩ nội)

-Độ 1: Trĩ cương tụ chỉ to lên trong ống hậu môn, có hiện tượng chảy máu
-Độ 2: Sa trĩ khi rặn, không tự co lên mà phải dung tay đẩy lên
-Độ 4: Trĩ sa thường xuyên, kể cả những trường hợp sa trĩ tắc mạch

3.Chẩn đoán phân biệt

-Polyp trực tràng hoặc các u máu có thể gây ỉa máu tươi, phân biệt bằng thăm khám trực tràng và soi hậu môn trực tràng.
-Ung thư hậu môn, trực tràng là bệnh lý luôn cần chú ý, bệnh nhân có ỉa máu, có rối loạn đại tiện, động tác thăm hậu môn trực tràng và soi trực tràng sẽ xác định chẩn đoán.
-Sa trực tràng: Dễ dàng phân biệt khi quan sát thấy các rãnh niêm mạc trực tràng tạo thành các vòng tròn đồng tâm còn trường hợp sa trĩ sẽ thấy rãnh giữa các búi trĩ.
Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền