Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013


 Bệnh trĩ rất phổ biến. Ở tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn bị ngứa, rát, xuất huyết và đau thường báo hiệu bị bệnh trĩ.
May mắn là có các thuốc và thủ thuật hiệu quả để điều trị bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể chỉ cần tự điều trị và thay đổi lối sống.
Dấu hiệu và triệu chứng: thường phụ thuộc vào vị trí búi trĩ.
- Trĩ nội. Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.
- Trĩ ngoại. Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.
Nguyên nhân
Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:
- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài
- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Béo phì
- Mang vác nặng
- Mang thai và sinh con
Điều trị:
Ở phần lớn các trường hợp, điều trị trĩ gồm các bước bạn có thể tự làm. Nhưng đôi khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Thuốc:
Nếu bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kem, mỡ hoặc đệm không cần đơn chứa cây phỉ hoặc thuốc chống viêm tại chỗ chứa hydrocortison. Liệu pháp tại chỗ này, kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày, có thể làm giảm triệu chứng.
Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:
Nếu huyết khối hình thành trong trĩ ngoại, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ huyết khối bằng một đường rạch nhỏ, sẽ giảm đau nhanh chóng.
Đối với trĩ gây đau hoặc kéo dài, bác sĩ có thể khuyên:
- Thắt búi trĩ. Thủ thuật đơn giản, ít đau này được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện và có hiệu quả với phần lớn mọi người.
- Liệu pháp xơ hóa. Tiêm một dung dịch hóa chất quanh mạch máu để co nhỏ búi trĩ.
- Chiếu tia hồng ngoại. Chiếu tia hồng ngoại 1-2 giây cũng có thể làm ngừng tuần hoàn tới trĩ ngoại. Bạn có thể thấy nóng khi làm thủ thuật và xuất huyết nhẹ trong vài ngày.
- Liệu pháp laser. Trong thủ thuật này, một chùm laser làm bay hơi mô búi trĩ.
- Đông lạnh. Thủ thuật này làm lạnh mô tổn thương, ngừng tuần hoàn và phá hủy mô búi trĩ.
- Dòng điện. Dùng dòng điện làm co búi trĩ trong thủ thuật tương tự như quang đông hồng ngoại.
- Phẫu thuật. Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc nếu bạn có búi trĩ lớn, bác sĩ có thể cắt bỏ mô bằng thủ thuật cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, ít có khả năng tái phát nhưng khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày - thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác.
Phòng ngừa:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.
- Uống nhiều nước.
- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.
- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.
Tự chăm sóc:
Bạn có thể tạm thời giảm đau nhẹ, sưng và viêm ở phần lớn các đợt trĩ bằng các cách tự chăm sóc dưới đây:
- Bôi kem điều trị trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.
- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Tốt nhất là hằng ngày rửa hoặc tắm nhẹ nhàng để làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bệnh nặng hơn.
- Ngâm trong nước ấm vài lần mỗi ngày.
- Chườm đá hoặc đắp gạc lạnh lên hậu môn trong 10 phút tới 4 lần/ngày.
- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.
- Dùng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.
Những cách tự chăm sóc này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng chúng không làm cho búi trĩ mất đi. Hãy đi khám bệnh nếu bạn không thấy giảm bệnh trong vài ngày.
Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Tuyết Mai

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Bật mí phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả cho bà bầu - Phụ nữ mang thai cần phải làm gì để ngừa bệnh trĩ?Bệnh trĩ là căn bệnh khá hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sinh hoạt người bệnh. Điều trị bệnh trị ở phụ nữ mang thai .

Triệu chứng bệnh trĩ 

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bệnh trĩ và những cấp độ của bệnh trĩ - Trĩ là một bệnh phổ biến đứng hàng đầu trong các bệnh hậu môn, trực tràng . Cả nam và nữ đều có thể bị trĩ nhất là lứa tuổi từ 30-60 tuổi. Vậy bệnh trĩ gồm những cấp độ nào?

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bệnh trĩ: Những điều lưu ý về bệnh trĩ - Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh không những gây tâm lý e ngại, xấu hổ , mất tự tin mà còn ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của chúng ta

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Lỗi lo mang tên trĩ ngoại - Khi đời sống thay đổi thì xu hướng người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Trong đó bệnh trĩ ngoại cũng hay gặp nhưng đa số bệnh nhân thường e ngại nên việc điều trị cũng gặp khó khăn hơn.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả - Trĩ là những cấu trúc mạch máu bình thường ở ống hậu môn. 

Bệnh trĩ là tình trạng những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn gây chảy máu. Chỉ định điều trị và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp theo từng giai đoạn sẽ mang lại kết quả tốt.

 1. Điều trị nội khoa

-Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, lao động, vệ sinh hậu môn thường xuyên (ăn ít gia vị, tránh táo bón…) là rất cần thiết.
-Thuốc: dung toàn thân hay tại chỗ có tác dụng
-Điều hòa lưu thông tiêu hóa, làm trơn ruột, tránh táo bón tuy nhiên không nên dùng nhuận tràng kéo dài.
-Giảm đau, chống viêm, chống co thắt, tăng sức bền thành mạch
Thuốc dùng tại chỗ dang mỡ hay dạng viên đạn đặt hậu môn như : titanorein, Suppositoire Midy…
Thuốc dùng toàn thân đặc biệt tốt cho các đợt kịch phát là những thuốc làm tăng sức bền thành mạch (daflon…)
Điều trị nội rất tốt ở giai đoạn đầu (độ 1-2) và rất tốt cho trước và sau phẫu thuật

2. Điều trị bằng thủ thuật:

Có rất nhiều phương pháp khác nhau với ưu điểm nhanh gọn, ít đau. Tuy nhiên các phương pháp này cũng có những ưu nhược điểm nhất định và có một số chống chỉ định
-Tiêm xơ: là phương pháp tiêm thuốc vào lớp dưới niêm mạc gây viêm xơ làm giảm tưới máu và cố định niêm mạc hậu môn vào cơ tròn trong tránh gây sa búi trĩ. Thuốc thường dùng: Kinurea 5%, Polydocanol, Ethanol…
-Thắt trĩ bằng vòng cao su: qua ống soi hậu môn đặt một vòng cao su nhỏ vào gốc búi trĩ trên đường lược sẽ gây thiếu máu cục bộ, búi trĩ hoại tử sau 3-7 ngày.
-Các biện pháp khác: tia hồng ngoại, đốt điện, đốt nhiệt,laser, liệu pháp lạnh (Nito lỏng…)
Điều trị bằng thủ thuật thường áp dụng cho trĩ độ 2-3 với các búi riêng rẽ, chống chỉ định cho sa trĩ tắc mạch, viêm hậu môn, trĩ kèm nứt kẽ.

3. Điều trị ngoại khoa

Có thể là tạm thời trong cấp cứu đối với tắc mạch trĩ hay điều trị triệt để với bệnh trĩ
Đối với tắc mạch trĩ động tác chính là rạch búi trĩ để lấy máu tụ có tác dụng giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân
- Chỉ định điều trị ngoại khoa: Khi các phương pháp điều trị khác thất bại (nội khoa hay thủ thuật).
+ Sa trĩ thường xuyên
+ Sa trĩ tắc mạch
- Phương pháp phẫu thuật:
+ Cắt trĩ riêng lẻ từng búi trĩ theo Milligan- Morgan: thắt tận gốc các búi trĩ để tránh tái phát và giữ lại các cầu da và niêm mạc để tránh hẹp hậu môn và mất tự chủ sau mổ.
+ Cắt trĩ theo phương pháp Whitehead: ngày nay ít dùng.
-Săn sóc sau mổ:
+ kháng sinh
+ Giảm đau
+Tại chỗ : Vệ sinh hang ngày, ngâm nước muối ấm, nong hậu môn, có thể kết hợp dùng thuốc.
+ Chế độ ăn uống bình thường ngay sau mổ 24h, tránh các chất kích thích, táo bón.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Bài thuốc trị bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả - Trĩ là bênh thường gặp ở nước ta, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống, nhất là khi búi trĩ sa xuống không tự co lên được hoặc giả có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ gây đau đớn, ngứa rát rất khó chịu. Một số ít trường hợp có thể dẫn đến áp xe hoặc rò hậu môn khiến cho việc trị liệu gặp nhiều khó khăn.

Y học cổ truyền đề cập đến bệnh trĩ từ rất sớm và các biện pháp trị liệu là hết sức phong phú và có hiệu quả. Ngoài việc dùng thuốc uống trong, thuốc đắp, thuốc bôi...cổ nhân còn tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc nấu nước để ngâm rửa nhằm mục đích chống viêm, giảm đau, tiêu thũng, cầm máu...bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.


Bài 1:
Hoàng bá 15g, bồ công anh 15g, khổ sâm 30g, hổ trượng 15g. Tất cả đem sắc với 2000 ml nước trong 20 - 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, để cho nguội đến chừng 45ºC rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 - 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. Công dụng : thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, sát trùng chống ngứa, giảm đau, dùng cho các trường hợp trĩ nội sa nhiều không tự co lên được, trĩ ngoại, trĩ sau phẫu thuật. Một nghiên cứu dùng bài thuốc ngâm này trị liệu cho 56 ca, kết quả đạt loại tốt 44 ca, loại khá 12 ca.
Bài 2:  Sinh đại hoàng 15g, mang tiêu 25g, nhũ hương 10g, một dược 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, hồ hoàng liên 15g, chi tử 15g, khổ sâm 25g, hoè hoa 10g, hoàng bá 10g. Tất cả đem ngâm nước chừng 1 giờ, sau đó sắc trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, trước xông sau ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần. Công dụng : thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm trừ thũng, hoạt huyết giảm đau, dùng rất tốt cho những trường hợp trĩ ngoại, trĩ viêm tấy hoặc có biến chứng tắc mạch, trĩ sau phẫu thuật.
Theo y học cổ truyền, thấp nhiệt (yếu tố gây viêm nhiễm) và khí trệ huyết ứ (rối loạn lưu thông máu ở hệ tĩnh mạch trĩ) là hai nhân tố chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ. Trong bài thuốc, đại hoàng, mang tiêu, chi tử, hồ hoàng liên, hoè hoa, đào nhân và hồng hoa có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ ; hoàng bá và khổ sâm thanh trừ thấp nhiệt và giải độc ; nhũ hương và một dược có công dụng hành khí thông mạch. Các vị thuốc phối hợp với nhau tạo nên công dụng chung của bài thuốc. Một nghiên cứu đã khảo sát tác dụng của bài thuốc này trên 56 bệnh nhân, đạt hiệu quả 96%.
thuoc-ngam-phong-va-tri-benh-tri1
Bài 3:
Hoàng bá 12g, khổ sâm 12g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 12g, sau sau 12g, phèn phi 5g, ngũ bội tử 10g, tô mộc 12g, nghệ vàng 12g, bồ công anh 20. Tất cả đem sắc với 2000 ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 - 20 phút. Công dụng : thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết tiêu viêm, giảm đau cầm máu, chống phù nề và làm co búi trĩ, dùng thích hợp cho tất cả các thể loại trĩ.
Trong bài thuốc, hoàng bá, khổ sâm, kim ngân hoa, sau sau, bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc và thanh nhiệt trừ thấp ; tô mộc và nghệ vàng hoạt huyết hoá ứ, thông mạch và làm nhanh liền vết loét, vết mổ ; phèn phi và ngũ bội tử sát trùng, cố sáp, cầm máu, làm khô sạch tổn thương và thu nhỏ búi trĩ sa. Cách chế phèn phi : cho phèn chua vào chảo gang, đun nóng chảy, phèn bồng lên, đến khi hết bồng thì tắt lửa, để nguội rồi lấy ra, cạo bỏ phần đen, chỉ lấy phần trắng và đem tán mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần.
Bài 4:  Xuyên tâm liên 750g, tua rễ cây đa 750g, phác tiêu 750g, đại hoàng 375, ngũ bội tử 375g, kinh giới 375g, phòng phong 375g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước cốt chừng 1500 ml, hoà phác tiêu vào, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 100 ml pha thêm nước cho đủ 3000 ml, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều.
Trong bài thuốc, tua rễ cây đa có công dụng thanh nhiệt giải độc, khứ phong trừ thấp, hoạt huyết thông lạc ; xuyên tâm liên thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng giảm đau, táo thấp giảm ngứa, lương huyết chỉ huyết ; đại hoàng tả hoả lương huyết, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết khứ ứ ; ngũ bội tử thu liễm cầm máu, sáp tràng chỉ tả ; phác tiêu thanh nhiệt tiêu thũng ; kinh giới và phòng phong sơ phong giảm ngứa, tiêu viêm giảm đau. Các vị thuốc phối hợp với nhau tạo nên công dụng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, chống viêm tiêu thũng, giảm ngứa cầm máu của bài thuốc.
Bài 5:  Đương quy 30g, sinh địa du 30g, đại hoàng 30g, hoàng bá 30g, phác tiêu 60g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ với 2000 ml nước trong 15 phút, lấy nước bỏ bã, hoà phác tiêu vào và ngâm rửa hậu môn trong 15 - 20 phút. Công dụng : thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết chỉ huyết, chống viêm tiêu thũng, dùng cho mọi thể loại trĩ, đặc biệt tốt với trĩ ngoại gây viêm tắc tĩnh mạch biểu hiện bằng các triệu chứng búi trĩ nằm ngay rìa hậu môn, màu tím thẫm, sưng đau, bên trong có huyết cục. Trong bài thuốc, đương quy bổ huyết hoạt huyết ; đại hoàng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hoá ứ; hoàng bá thanh nhiệt trừ thấp; phác tiêu thanh nhiệt chống viêm.
Bài 6:  Ngư tinh thảo (rau diếp cá) 60g, mã xỉ hiện (rau sam) 30g, bại tương thảo 30g, phèn phi 10g. Tất cả đem sắc kỹ với 2000 ml nước, bỏ bã lấy nước, để nguội rồi ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Công dụng : thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, làm co búi trĩ, thường dùng cho trĩ ngoại có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch. Trong bài thuốc, ngư tinh thảo, bại tương thảo và mã xỉ hiện có công dụng thanh nhiệt giải độc ; phèn phi thu liễm và cầm máu. Các vị thuốc phối hợp với nhau tạo nên công dụng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng giảm đau của bài thuốc.
Bài 7:  Xuyên khung 15g, đương quy 30g, hoàng liên 12g, hoa hoè 30g. Tất cả đem sắc với 1500 ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút. Công dụng : thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, cầm máu, chuyên dùng cho những trường hợp búi trĩ sa xuống, chảy máu, đau rát. Trong bài thuốc, hoàng liên thanh nhiệt trừ thấp, đương quy và xuyên khung bổ huyết hoạt huyết, hoa hoè thanh nhiệt cầm máu và làm bền vững thành mạch.
Ngoài ra, với tất cả các thể loại trĩ, có thể sử dụng nước sắc của các dược liệu như lá bàng, rau diếp cá, lá liễu, lá phù dung, lá sung, rau sam, lá hồ đào, đại hoàng, khổ sâm, ngũ bội tử, bồ công anh, lá trà tươi…để ngâm rửa. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp vài ba vị với nhau.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam cực kỳ hiệu quả - Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ.

Trĩ nội ở thời kỳ đầu, búi trĩ chưa lòi ra bên ngoài. Còn trĩ ngoại, búi trĩ thường lòi ra và không tự co về vị trí cũ, gây đau, chảy máu và dễ gây viêm nhiễm. Người bị bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày, người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Làm thế nào để chữa trị bệnh trĩ nhanh và hiệu quả nhất? điều trị bệnh trĩ khó nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thường có tỷ lệ tái phát rất cao, để điều trị trĩ hiểu quả cần chọn phương pháp phù hợp.Vậy làm thế nào để điều trị bệnh trĩ nhanh và hiệu quả nhất? Sau đây các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ cho bạn lời khuyên:

Làm thế nào để chữa trị bệnh trĩ nhanh và hiệu quả nhất? Để điều trị được bệnh trĩ cần hiểu rõ nguyên nhân của bệnh :

1. Do viêm nhiễm: nhiều bệnh lí khác nhau do không được điều trị kịp thời có thể dễ dàng dẫn đến viêm nhiễm: viêm hậu môn, viêm tuyến hậu môn, áp-xe hậu môn, kiết lị, viêm ruột, kí sinh trùng đường ruột, viêm đại tràng… gây nên viêm nhiễm xung quanh hậu môn trực tràng, khiến các khối tĩnh mạch chịu nhiều sức ép, phát sinh viêm nhiễm, khiến thành tĩnh mạch giòn hơn, làm tắc nghẽn và khiến bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
2. Trong thời kì mang thai và sinh nở: phụ nữ trong thời kì mang thai và sinh nở thường mắc một số bệnh. Theo các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm phụ nữ trong thời kì mang thai, bào thai thường tạo rất nhiều sức ép lên tĩnh mạch phần khung chậu, làm cản trở sự lưu thông trong tĩnh mạch, làm các mạch máu trong hậu môn trực tràng phình to, đồng thời nồng độ progesterone trong cơ thể tăng cao, gây ra hiện tượng giữ nước, khiến các khối tĩnh mạch phình giãn và gây ra bệnh trĩ.
3. Co giãn cơ vòng hậu môn: đây là biểu hiện thường gặp ở những người có tuổi, người có tuổi do cơ thể suy nhược và có tiền sử phẫu thuật hậu môn thường khiến cơ vòng hậu môn bị giãn và lòi búi trĩ ra ngoài.
4. Cổng tĩnh mạch chịu nhiều sức ép: do xơ gan, khối huyết ở cổng tĩnh mạch… khiến cổng tĩnh mạch phải chịu nhiều sức ép, gây sức ép trực tiếp lên đám rối tĩnh mạch và gây ra trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp xâm lấm tối thiểu PPH”

Tiểu phẫu trĩ không đau bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu PPH nhanh gọn, không gây đau đớn, nhanh chóng hồi phục, là một kĩ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh trĩ.Phương pháp này sử dụng dụng cụ máy móc để cắt bỏ các lớp niêm mạc khiến phần đệm hậu môn bị di chuyển, đồng thời cắt và thắt trực tràng, giải quyết vấn đề ở các đám tĩnh mạch, ra ít máu trong quá trình điều trị, khiến các búi trĩ thu hẹp lại và bị loại bỏ nhằm đạt mục đích điều trị

Làm thế nào để bệnh trĩ ngoại không bị tái phát? Có rất nhiều người bệnh bị trĩ ngoại nhưng lại ngại đi điều trị, thậm chí có người lo lắng cho rằng bệnh trĩ ngoại rất hay tái phát nên việc điều trị hay không điều trị đều như nhau. Các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết thực tế bệnh trĩ ngoại có thể chữa khỏi, quan trọng là điều trị đúng phương pháp không được điều trị bừa bãi.


1. Điều trị bằng thuốc, điều trị bằng phương pháp dân gian, rất dễ tái phát: có nhiều bệnh nhân hiểu sai về phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại, cho rằng bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị khỏi bằng việc dùng thuốc hoặc điều trị theo phương pháp dân gian. Khoa học đã chứng minh, điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc hay phương pháp điều trị dân gian đều không thể điều trị bẹnh tận gốc. Việc điều trị bằng cách uống thuốc, tuy có tác dụng, nhưng một khi dừng uống thuốc bệnh lại tái phát. Vì vậy, điều trị trĩ ngoại theo đúng phương pháp là việc hết sức quan trọng.
2. Điều trị bệnh không theo phương pháp chính quy: rất nhiều bệnh nhân xuất phát từ việc tiết kiệm thời gian đi khám, nên đã thăm khám ở những cơ sở y tế điều trị không chuyên, bác sỹ không phải chuyên khoa trĩ điều trị rất dễ chẩn đoán bệnh sai từ đó đưa ra phương pháp điều trị không đúng. Bên cạnh đó, kĩ thuật điều trị bệnh lạc hậu, sẽ khó điều trị bệnh khỏi triệt để. Do vậy, bệnh trĩ ngoại bị tái lại là điều dễ hiểu.
3. Sau khi tiểu phẫu, không chú ý đến vấn đề phòng tránh viêm nhiễm: có nhiều trường hợp, bệnh nhân được bác sỹ tiểu phẫu rất thành công, tuy nhiên trong quá trình hồi phục bệnh không chú ý phương thức sinh hoạt đúng mức như ăn đồ cay, uống rượu nhiều, những thói quen cũ như ngồi nhiều, lười vận động vẫn không sửa thì ngay người thường còn dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại, chứ chưa nói đến người đã từng bị trĩ ngoại.
Điều trị trĩ ngoài bằng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT. Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ tiên tiến nhất hiện nay, thời gian điều trị ngắn, đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Ưu điểm 1: ít đau, vì xâm lấn HCPT là điều trị không dùng dao mổ mà dùng từ trường điện dung cao tần để tác dụng lên vết thương, khiến cho vết thương ra nước, khô lại rồi liền vết thương, vì vậy mà trong quá trình điều trị người bệnh không có cảm giác đau đớn nhiều.
Ưu điểm 2: phục hồi nhanh, kỹ thuật xâm lấn HCPT lợi dụng điện dung cao tần để chữa trị bệnh về hậu môn trực tràng, không phải dùng dao mổ, ít chảy máu, vết thương nhỏ và phục hồi nhanh sau khi làm tiểu phẫu, không ảnh hưởng đến chức năng thông thường của hậu môn.
Ưu điểm 3: Xâm lấn an toàn, kỹ thuật xâm lấn HCPT là lợi dụng việc soi sợi trực tràng tiến vào bên trong hậu môn, cả người bệnh và bác sĩ đều có thể thấy đuợc quá trình tiểu phẫu, can thiệp trực tiếp đến phần bị tổn thương một cách hiệu quả, vì vậy kỹ thuật này rất an toàn.
Ưu điểm 4: Ít có biến chứng, kỹ thuật HCPT không cắt bỏ đệm hậu môn, không ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát sau khi phẫu thuật, không dùng dao mổ, ít khi thấy hiện tượng hậu môn hẹp, viêm nhiễm.
Ưu điểm 5: Độ chính xác cao, kỹ thuật HCPT thông qua màn hình điện tử, bác sĩ căn cứ theo hình ảnh rõ nét có thể tìm ra được nguyên nhân, từ đó đưa cách chữa trị hiệu quả nhất.
Ưu điểm 6: điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn không cần phải dùng dao mổ, mà dùng điện dung cao tần, nên vết thương nhỏ, không cấn phải nằm viện, có thể về ngay trong ngày.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

 Từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có kết luận về những đối tượng dễ bị bệnh trĩ. Người ta cũng chưa thể đưa ra kết luận giữa mối quan hệ người mắc bệnh trĩ và con cái của họ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Dưới đây là những nhóm đối tượng có khả năng bị mắc trĩ cao.

 


 - Người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký, ….

- Những người mắc bệnh táo bón kinh niên , khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài gây lên bênh trĩ.

- Những người bị kiết lỵ: Người bị kết lỵ có cùng đặc điểm là phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng , u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ mở rộng làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.
những đối tượng dễ mắc trĩ
 Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất

- Phụ nữ cho con bú : thường mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn đã hành hạ họ và làm cho người bệnh rất không thoải mái, thậm chí còn rất mất tự tin.

Một thực trạng rất đáng lo ngại là những người bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì tâm lý e ngại, nhất là phụ nữ. Còn có người chịu đựng bệnh trĩ đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá lớn, phương pháp điều trị trĩ ít xâm lấn không còn tác dụng, mà phương pháp điều trị lớn thì tốn kém, xâm lấn nhiều hơn và đau đớn cũng nhiều hơn.

 Trĩ nội là một trong các bệnh về trĩ thường gặp hiện nay đặc biệt là với những người làm công việc thường xuyên phải ngồi lâu ít vận động. Những dấu hiệu của trĩ nội gây khó chịu cho người bệnh làm ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và năng suất làm việc của bệnh nhân. 

 

Dựa vào biểu hiện và ảnh hưởng, trĩ nội được chia thành 4 độ 1,2,3 và 4. Dưới đây là hướng điều trị bệnh trĩ nội nhỏ ở độ 1,2.

Triệu chứng đầu tiên của trĩ nội độ 1,2 là đi cầu ra máu : lúc đầu sau khi đi cầu làm vệ sinh thấy có dính tí máu đỏ trên giấy vệ sinh, sau đó nặng hơn thì sau khi bạn đi cầu sẽ có máu nhỏ giọt sau khi phân ra khỏi hậu môn.

Khi điều trị trĩ nội nhỏ ở độ 1 và 2, búi trĩ chưa sa ra ngoài thì thường điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn, ngoài phương pháp điều trị nội khoa các bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng thủ thuật để giúp nhanh lành bệnh hơn.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh các bác sỹ sẽ tư vấn điều trị trĩ nội bằng thủ thuật gồm có các loại như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hay chích xơ. Tuy nhiên, trong các trường hợp điều trị trĩ, bạn phải lưu ý các vấn đề như sau:

các giai đoạn bệnh trĩ
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

- Các phương pháp điều trị bằng thủ thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 1 hay độ 2.

- Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống.

- Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đi cầu dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị nhất là ớt tiêu, các thức uống có cồn và bia. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis...

Thể dục rất có lợi cho sức khỏe nhưng điều này không luôn luôn đúng trong mọi trường hợp, mọi đối tượng. Với bệnh nhân trĩ, có những bài tập càng luyện, bệnh càng năng thêm.


Nâng và tập tạ
Nâng tạ và các bài tập tạ có thể khiến cho khối trĩ lọt ra ngoài mà bạn không thể kiểm soát. Bởi, khi tập tạ, chúng ta thường phải gồng bụng và nín thở, khiến áp lực ổ bụng tăng đột biến, nhất là khi bạn muốn thử sức với những khối tạ nặng 80-100kg. Sự gia tăng áp lực ổ bụng làm tăng lực đẩy xuống hậu môn, vị trí búi trĩ. Vì vậy, không có gì khó hiểu nếu búi trĩ thò ra ngoài khi bạn bị trĩ ngoại độ 3. Sự tăng áp lực ổ bụng đã được xác nhận là yếu tố góp phần gây ra trĩ.
Nếu bạn đang bị trĩ tốt nhất nên loại bộ môn này khỏi danh sách các môn thể thao của bạn. Nếu vẫn muốn tập tạ, bạn chỉ nên chọn tạ có khối lượng không quá 1/3 khối lượng của cơ thể. Không tập trong tư thế ngồi hoặc đứng, mà nên tập trong tư thế nằm ngửa để giảm tải các tác động xấu đến tình trạng bệnh.

Chạy nhanh
Bị Bệnh Trĩ có nên tập thể dục?
Ảnh minh họa.
Những môn thể thao phải vận động nhiều và chạy nhanh như marathon, đá bóng có tác dụng rèn cho cơ chân co nhanh hơn, mạnh hơn, cơ thể dẻo dai hơn. Về mặt lý thuyết thì nó có lợi cho bệnh trĩ và đánh tan sự ứ trệ máu ở búi tĩnh mạnh làm giãn tĩnh mạch không bị giãn thêm. Nhưng trên thực tế, lợi ích không bù lại cái hại mà nó gây ra. Bởi, để chạy được nhanh chúng ta cần căng cứng cơ bụng, lấy hơi và giữ một áp lực cố định trong bụng. Áp lực này có thể tăng lên gấp 2 -3 lần so với thông thường. Áp lực này thực sự là một thử thách đối với bệnh nhân trĩ. Hơn thế nữa, tốc độ trong chạy nhanh làm cọ xát hậu môn gây đau rát.
Vì vậy, thay vì tập chạy nhanh, đi bộ sẽ phù hợp hơn với bạn.
Tập cơ bụng
Các bài tập cơ bụng có thể khiến bệnh trĩ nặng thêm.
Nếu như với các bạn nữ, đường cong là một tiêu chí đẹp thì đối với nam giới 6 múi cơ bụng là một tiêu chuẩn “vàng”. Để tăng hiệu quả tập, một số người không chỉ thực hiện động tác gập bụng đơn thuần mà còn “đeo” một quả tạ nặng 5kg vào vai, ngực, cổ để cơ bụng nổi mạnh hơn.
Tuy nhiên, khi gập xuống, cơ thể ở trong tư thế nhịn hơi, áp lực sẽ dồn toàn bộ vào khung chậu, trực tràng. Điều này không chỉ làm tăng áp lực ổ bụng mà còn làm cho máu kém lưu thông, khiến bệnh nặng hơn.
Ngồi lâu khiến cho máu phần hậu môn lưu thông chậm, máu gần như bị ứ lại, tuần hoàn rất chậm, khiến tĩnh mạch bị giãn thêm, khiến bệnh trĩ càng nặng hơn.
Về cơ bản, ngồi thiền và yoga giúp trấn an thần kinh, đặc biệt tốt cho những người có dạng biểu hiện của kích thích thần kinh như stress, tăng huyết áp, hoảng sợ, hưng cảm, lo lắng.Nó cũng giúp hoạt hóa hệ thần kinh phó giao cảm nên tốt cho các bệnh như đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa, trấn an tinh thần.
Tuy nhiên, để hai hình thức luyện tập này phát huy tác dụng phải tập đủ bài và thời gian khá dài, thường thì phải tập hàng giờ. Cũng chính vì điều này mà thiền và yoga trở thành bài tập không phù hợp cho người bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu bị trĩ.
Ngồi lâu khiến cho máu phần hậu môn lưu thông chậm, máu gần như bị ứ lại, tuần hoàn rất chậm, khiến tĩnh mạch bị giãn thêm, khiến bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, thay vì thay vì tập ngồi thiền, bệnh nhân trĩ chỉ nên đứng dậy, cử động chân nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy hậu môn đỡ bị tức nặng.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2, một số tác giả áp dụng cho cả trĩ nội độ 3 nhưng kết quả giới hạn.



 Thắt trĩ bằng vòng cao su đã được thực hiện từ thế kỷ 19 nhưng vì cột búi trĩ chung với cả da quanh hậu môn nên sau thắt rất đau, cho nên không được sử dụng rộng rải. Đến năm 1958 Blaisdell đã thành công với việc chỉ cột búi trĩ không có lẫn da và các mô chung quanh. Barron 1963 đã tạo ra dụng cụ để thắt trĩ với vòng cao su và sau đó với dụng cụ cải tiến của Mc Giveny đã đưa điều trị thắt trĩ với vòng cao su thành một phương pháp điều trị bệnh trĩ thành công và được lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp điều trị bằng thủ thuật.
Nguyên tắc chính của thắt vòng cao su là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.
Dặn dò bệnh nhân sau thắt trĩ
- Không hoạt động nặng trong vòng khoảng 1 tuần
- Trong 1- 2 ngày đầu tiên khi đau hoặc có mót rặn nên ngồi ngâm trong nước ấm.
- Ăn lỏng tránh gây rặn nhiều
- Tái khám sau 1 tháng
- Trở lại ngay khi có biến chứng (chảy máu, bí tiểu, đau vùng chậu …)
Biến chứng sau thắt trĩ:
- Xuất huyết: xuất huyết có thể gặp sau khi thắt trĩ, đa phần nhẹ nhàng không cần điều trị gì thêm. Tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể phải khâu cầm máu.
- Nhiễm trùng huyết: có thể do vi trùng Clostridium Perfringen gây hoại tử mô thắt với tam chứng: đau vùng chậu, sốt, bí tiểu.
- Loét: loét sau thắt thường nhẹ nhàng. Một số trường  hợp tạo nứt kẽ hậu môn.

Trĩ nội là một trong 3 dạng trĩ đặc trưng, trĩ nội cấp độ 3 là thuật ngữ chuyên môn chỉ tình trạng các búi trĩ không ngừng lòi ra ngoài hậu môn khiến người bệnh phải dùng tay nhét lại vào .

 

 Tuy không gây đau đớn và khó chịu nhiều nhưng rất dễ phát sinh viêm nhiễm. Vậy phải làm thế nào để điều trị trĩ nội cấp độ 3? Sau đây các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể:
Ở giai đoạn 2 của trĩ nội khi người bệnh dùng sức dặn để đại tiện các búi trĩ sẽ dần lòi ra ngoài hậu môn, sau đó lại tự thu vào khi việc đại tiện kết thúc, nếu nặng hơn thì cần dùng tay nhét cái búi trĩ mới có thể đi vào hậu môn. Khi bệnh phát triển ngày một nặng hơn,dù người bệnh đã nhét vào thì chỉ sau một lúc nếu đi bộ hoặc ho mạnh các búi trĩ sẽ lòi ra trở lại. Cuối cùng là các búi trĩ tự động lòi ra khỏi hậu môn và không thể nhét vào.
Trĩ nội cấp độ 2 nếu không được khống chế sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp độ 3 gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và việc điều trị.
Điều đáng nói là trĩ là một bệnh phát triển âm ỉ trong thời gian tương đối dài, có người phát triển đến 10 năm mà không hề chữa trị. Bởi vì trĩ nội thường không gây đau nhức, chỉ khi các búi trĩ lòi ra gây khó chịu người bệnh mới bắt đầu chú ý đến bệnh, vì vậy bệnh phát triển và suy thoái đến giai đoạn 3 không phải là điều hiếm gặp.
Các búi trĩ thoát ra ngoài hậu môn trong thời gian dài, sau khi đại tiện xong rất khó để vệ sinh sạch sẽ, bề mặt trĩ kết hợp với chất bài tiết hậu môn rất dễ gây ra viêm nhiễm lên phần da xung quanh hậu môn gây ra phát ban và bội nhiễm, tạo cảm giác đau ngứa cho người bệnh. Đây chính là đặc điểm nổi trội của giai đoạn 3.
Ở cấp độ 3 các búi trĩ nội thường xuyên chảy máu, gây thiếu máu nghiêm trọng cho người bệnh. Ở thời kì đầu của trĩ nỗi thường có các biểu hiện như trong phân lẫn vài giọt máu, có dị vật lòi ra ngoài hậu môn, các biểu hiện này thường không rõ rành và dễ bị bỏ qua. Nhiều bệnh nhân chỉ khi các búi trĩ lòi hẳn ra ngoài mới bắt đầu đi kiểm tra, vì vậy rất nhiều người thường để bệnh phát triển đến giai đoạn 3 và 4 mới bắt đầu chữa trị. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ hoại tử các búi trĩ mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Tiểu phẫu xâm lấn tối thiểu PPT giải pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.

Tiểu phẫu xâm lấn tối thiểu –kĩ thuật PPH là một trong những phương pháp điều trị trĩ nội hàng đầu hiện nay, đặc biệt hiệu quả đối với trĩ nội cấp độ 3. Ưu thế của tiểu phẫu: xâm lấn tối thiểu, ít gây đau đớn, ra ít máu, hồi phục nhanh, không ảnh hưởng đến công việc và học tập của bạn, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của đệm hậu môn, thời gian tiểu phẫu ngắn (thường chỉ 20-30 phút), hầu như không gây biến chứng, tính an toàn cao,thích hợp với mọi đối tượng.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

“Xin chào các bác sỹ của phòng khám đa khoa Khương Trung,

Tôi tên Trang, 26 tuối. Tôi đang mang thai được 26 tuần. Cách đây hai tháng tôi phát hiện ra mình mắc chứng bệnh trĩ. Tôi đã điều trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm nên tôi thấy rất khó chịu. Mong các bác sỹ cho tôi lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn.”


Trả lời

Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung trả lời:

Bạn Trang thân mến!

Bệnh trĩ ở bà bầu là căn bệnh khá phổ biến, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu là lượng máu tăng và táo bón. Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối.

Táo bón - một trong những chứng phổ biến khi mang thai - cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng. Biểu hiện của bệnh là bạn thấy đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng, thậm chí còn chảy máu.


Nếu dùng thuốc chữa trĩ trong thời kỳ mang thai cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ

Việc điều trị trĩ trong khi mang thai là không thể. Vậy nên bạn có thể giảm đau bằng một số phương pháp như chườm bằng túi lạnh, giữ vệ sinh vùng hậu môn, tắm nước ấm, tránh ngồi quá lâu, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tập thể thao nhẹ nhàng… Đặc biệt bà bầu không nên tự ý dùng thuốc vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Việc dùng thuốc phải hoàn toàn tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Những phương pháp trên đây có tác dụng giảm đau cho bà bầu mắc trĩ. Nếu đau trong một thời gian quá dài, bạn hãy tới gặp bác sỹ để nhận lời khuyên.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Trĩ là tình trạng tĩnh mạch bị sưng trong ống hậu môn. Trĩ thường gây đau nhưng không quá nghiệm trọng tới sức khỏe.

Tĩnh mạch bị sưng bên trong ống hậu  môn gọi là trĩ nội. Nếu bị sưng ở cửa hậu môn gọi là trĩ ngoại. Người bệnh có thể mắc 1 hoặc cả hai loại trĩ cùng lúc.

Bệnh trĩ gây đau đớn cho người bệnh
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn và xương chậu phải chịu nhiều áp lực. Thông thường các tế bào bên trong hậu môn chứa đầy máu giúp kiểm soát việc đại tiện. Nếu khó khăn trong việc đi tiêu, áp lực sẽ tăng lên trên tĩnh mạch làm các mô này sưng lên và căng ra. Tình trạng kéo dài sẽ gây ra bệnh trĩ.
benh tri la gi
Bà bầu thường mắc bệnh trĩ ở 6 tháng cuối thai kỳ
Tiêu chảy và táo bón kéo dài có thể dẫn tới trĩ. Phụ nữ mang thai trong6 tháng cuối của thai kỳ dễ mắc trĩ do áp lực đè lên các tĩnh mạch vùng xương chậu tăng. Thừa cân cũng là nguyên nhân phổ biến gây trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ
- Chảy máu khi đại tiện. Bạn có thể thấy những vệt máu đỏ trên giấy vệ sinh sau khi vất vả đi đại tiện.
- Ngứa hậu môn
- Đau trực tràng. Đau khi làm sạch vùng hậu môn.
Trĩ nội
Với trĩ nội, người bệnh sẽ thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc lẫn phân khi đi tiêu. Trĩ nội thường nhỏ, tĩnh mạch bị sưng bên trong ống hậu môn. Nhưng cũng có thể lớn theo thời gian. Trĩ nội gây đau đớn do bị chèn ép bởi các cơ hậu môn. Nếu mạch máu cung cấp cho tĩnh mạch gây trĩ bị cắt đứt, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn.
Trĩ ngoại.
Người bệnh bị trĩ ngoại có thể cảm nhận thấy các cục máu đông dưới da, gây nên một khối u đau cứng. Khối u này gọi là huyết khối.
benh tri la gi
Bệnh trĩ có thể tự khỏi do thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Điều trị bệnh trĩ
Đội với hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại có thể điều trị tại nhà. Thay đổi thói quen ăn uống, thêm nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ điều trị ngứa hậu môn. Tương tự với bệnh trĩ nội nhẹ.
Với bệnh trĩ nội nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị làm giảm cung cấp máu cho trĩ để chúng teo lại và biến mất.
Phẫu thuật để loại trĩ là phương pháp cuối cùng  khi các biện pháp khác không hiệu quả.

Người bị bệnh trĩ có thể tự  điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Chế độ ăn của người bị bệnh trĩ cần bổ sung nhiều nước và chất xơ. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng dành cho người bệnh trĩ.Canh rau, đậu hũ sống

- Nguyên liệu: Rau (dùng một trong các loại rau quả sau đây: rau lang, rau dền, cải soong, cải bẹ trắng, cải bó xôi, bí đao, mướp đắng, rau má, cà chua, cà rốt) 300 – 500g, đậu hũ sống 200g, thịt lợn nạc (hoặc tôm đất) 50 -100g. Gia vị gồm: nước mắm, muối, tiêu, hành là, rau ngò.
- Cách làm: Rau rửa sạch cắt khúc ngắn, để ráo. Đậu hũ sống cắt miếng 2 x 2cm, dày khoảng 1,5cm. Thịt lợn nạc rửa sạch, xắt miếng mỏng, ướp với chút muối, tiêu, nước mắm. Cọng hành trắng xắt nhỏ, hành lá , rau ngò xắt nhỏ.

Canh đậu hũ non
Cho vào nồi khoảng 3/4 lít nước, nấu sôi rồi cho thịt vào, hớt bỏ bọt, tiếp theo cho đậu hũ và cọng hành trắng vào, đảo nhẹ đều. Rau chín thì nêm gia vị cho vừa ăn. Cho hành lá, bắc nồi canh xuống, múc ra tô, rắc thêm ít tiêu và vài cọng ngò.
Dùng ăn nóng trong bữa ăn hoặc ăn không. Món canh rau, đậu hũ sống này còn có ích cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, người cao tuổi bị suy nhược cơ thể.
Canh hoa hòe, thịt lợn
- Nguyên liệu: Hoa hòe tươi 50g, thịt lợn nạc 100g, gia vị các loại.
- Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, để ráo. Thịt rửa sạch, xắt miếng mỏng, ướp gia vị rồi đem nấu canh với hoa hòe đến khi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.
benh tri nen an gi
Cháo a giao cho người bệnh trĩ
Cháo a giao, củ sen
- Nguyên liệu: A giao 20g, củ sen 80g, ý dĩ 60g, táo đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g.
- Cách làm: Gạo vo sạch, thêm lượng nước vừa đủ, cùng các vị thuốc trên đã rửa sạch, nấu cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Canh mồng tơi, cá diếc
- Nguyên liệu: Cá diếc 1 con, mồng tơi 300g.
- Cách làm: Cá bỏ ruột, làm sạch; mồng tơi rửa sạch, cắt nhỏ. Cho cá và nước lượng vừa đủ vào nồi, đun lửa lớn cho thật sôi, rồi hạ nhỏ lửa, khi cá chín thì cho rau mồng tơi vào, nấu sôi lại. Mồng tơi chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.
benh tri nen an gi
Canh mồng tơi nấu cua mát lành
Canh rau mồng tơi, mướp hương, cua đồng
- Nguyên liệu: Cua đồng 500g, mồng tơi 200g, mướp hương 500g, gia vị các loại.
- Cách làm: Cua đồng rửa sạch, để ráo, giã nhỏ, cho một chút muối vào cua, thêm nước lã rồi dùng tấm vải lược vắt lấy nước, bỏ bã để làm rêu cua. Mồng tơi rửa sạch, cắt nhỏ, mướp hương gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng xéo. Nấu sôi nước cua, nêm gia vị (nước mắm, muối, mắm tôm hoặc mắm ruốc) rồi cho mồng tơi và rau đay vào, nấu rau chín thì nêm bột ngọt. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Xin chào các bác sĩ gần đây tôi thấy ở hậu môn có cục nhỏ lồi ra và cảm giác đau mỗi khi đi đại tiện vậy xin hỏi các bác sĩ có phải tôi đã mắc Bệnh trĩ ngoại không? Và có phương pháp nào điều trị bệnh này không?


Chào bạn dựa vào các biểu hiện trên rất có thể bạn đã mắc bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể tham khảo một số triệu chứng của bệnh trĩ ngoại ở dưới đây để có thể xác định đúng tình trạng bệnh và cần tới khám và điều trị kịp thời
Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Khi bị mắc bệnh trĩ ngoại thì bệnh nhân cảm thấy rất đau ở vùng hậu môn, xuất hiện hiện tượng sưng cục bộ, thời gian đầu khi chạm chỗ cứng của khu vực sưng cục bộ, bệnh nhân sẽ thấy vô cùng đau đớn, mấy ngày sau, cơn đau có thể giảm nhẹ đi, chỗ cứng ở khu vực sưng cục bộ cũng trở nên mềm hơn, sau cùng sẽ xuất hiện búi trĩ, dẫn đến mắc bệnh trĩ ngoại do các mô liên kết. Khi tĩnh mạch ở hậu môn bị phá vỡ, xuất hiện hiện tượng chảy máu cục bộ, máu vón thành cục, bị viêm nhiễm và có thể gây nên áp xe hậu môn, rò hậu môn.
Ngoài triệu chứng chính trên, người bệnh có thể còn những biểu hiện như đau khi đi vệ sinh, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thường thì bệnh trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, đại tiện ra máu…
Hiện nay Phòng Khám Thiên Tâm áp dụng kỹ thuật HCPT để Điều trị bệnh trĩ với các ưu điểm như sau:
1. Thời gian tiểu phẫu ngắn khoảng từ 15-30 phút, chảy ít máu trong quá trình tiểu phẫu, không để lại di chứng về sau.
2. Không cắt bỏ đệm hậu môn: sau tiểu phẫu khả năng kiểm soát việc đại tiện không bị ảnh hưởng, không gây ra phù nề, hẹp hậu môn, nhiễm trùng và các biến chứng.
3. Do các vùng da quanh hậu môn không bị cắt bỏ, không để lại vết thương trên cơ quan hậu môn và vùng da quanh hậu môn, do đó sau tiểu phẫu bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
4. Sau và trong quá trình tiểu phẫu không gây đau đớn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên Bệnh trĩ, để hiểu rõ các nguyên nhân này, trước khi điều trị bệnh trĩ các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm sẽ tư vấn cho bạn nên tiến hành những xét nghiệm cụ thể gì.

Theo các chuyên gia trực tràng, tiểu phẫu là phương pháp rất tốt để điều trị bệnh trĩ, vậy trước khi tiến hành tiểu phẫu cần tiến hành những xét nghiệm gì ?
1. Xét nghiệm nước tiểu: để xác định chức năng thận có bình thường không, có bị viêm nhiễm trên niệu đạo hay không, bảo đảm chức năng thận không bị ảnh hưởng sau tiểu phẫu.
2. Điện tâm đồ: những người trẻ tuổi có tiền sử về các bệnh tim mạch và những bệnh nhân trung niên cần tiến hành điện tâm đồ để phòng ngừa các kích thích có hại nên tim mạch.
3.Xét nghiệm phân: kiểm tra tình trạng của phân và của kí sinh trùng, để chẩn đoán xem người bệnh còn mắc bệnh gì khác ngoài trĩ không.
4. Xét nghiệm gan: tăng cường bảo vệ người bệnh nhằm tránh các bệnh viêm gan.
5.Xét nghiệm tiểu đường: những người có dấu hiệu tiểu đường cần tiến hành các xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân bệnh tiểu đường, tránh trường hợp miệng vết thương không lành sau tiểu phẫu.
6.Xét nghiệm máu: thông qua việc xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu để kiểm tra tình trạng cơ năng của cơ thể. Thông qua xét nghiệm máu để xác định xem tiểu phẫu có tiến hành bình thường được hay không  và phán đoán các biến chứng sau tiểu phẫu.
Trên đây là những tư vấn của các chuyên gia  về “Trước tiểu phẫu trĩ cần phải tiến hành những xét nghiệm gì?” Hy vọng người bệnh có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành tiểu phẫu nhằm giúp bản thân có được kết quả điều trị ưng ý nhất.
Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền