Từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có kết luận về những đối tượng dễ bị bệnh trĩ. Người ta cũng chưa thể đưa ra kết luận giữa mối quan hệ người mắc bệnh trĩ và con cái của họ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Dưới đây là những nhóm đối tượng có khả năng bị mắc trĩ cao.
- Người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký, ….
- Những người mắc bệnh táo bón kinh niên , khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài gây lên bênh trĩ.
- Những người bị kiết lỵ:
Người bị kết lỵ có cùng đặc điểm là phải đi cầu nhiều lần trong ngày
làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.
- Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh khác như
hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng , u bướu vùng hậu
môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ mở rộng làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất
- Phụ nữ cho con bú
: thường mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để
lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng
khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này càng làm tăng nguy cơ
mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn đã hành hạ họ và làm cho người bệnh rất không thoải mái, thậm chí còn rất mất tự tin.
Một
thực trạng rất đáng lo ngại là những người bị bệnh trĩ thường đi khám
và điều trị rất trễ vì tâm lý e ngại, nhất là phụ nữ. Còn có người chịu
đựng bệnh trĩ đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện
thì tổn thương thường là quá lớn, phương pháp điều trị trĩ ít xâm lấn không còn tác dụng, mà phương pháp điều trị lớn thì tốn kém, xâm lấn nhiều hơn và đau đớn cũng nhiều hơn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét