Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ. Tuy nhiên, các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: Sự thật hoàn toàn ngược lại. Trẻ em cũng là một trong những đối tượng của bệnh trĩ. Ngồi bô quá 30 phút, táo bón hay cửa hậu môn không sạch,... là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em. Dưới đây là một số thông tin về vấn đề này.
Trong
giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ
giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và
trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng
bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà
để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong
bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi
ra ngoài khoang ruột.
Đồng
thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co
lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể
lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị
bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại,
lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy
máu, phù thũng…
Các bậc cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiện tốt từ nhỏ
Vì vậy, để đề phòng bệnh trĩ,
cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn
nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là
đối với những bé mới biết ngồi.
Việc điều trị bệnh trĩ
ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp
giữ gìn bảo vệ. Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực
tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu
hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng
trước.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét