Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị ngoại khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị ngoại khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả - Trĩ là những cấu trúc mạch máu bình thường ở ống hậu môn. 

Bệnh trĩ là tình trạng những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn gây chảy máu. Chỉ định điều trị và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp theo từng giai đoạn sẽ mang lại kết quả tốt.

 1. Điều trị nội khoa

-Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, lao động, vệ sinh hậu môn thường xuyên (ăn ít gia vị, tránh táo bón…) là rất cần thiết.
-Thuốc: dung toàn thân hay tại chỗ có tác dụng
-Điều hòa lưu thông tiêu hóa, làm trơn ruột, tránh táo bón tuy nhiên không nên dùng nhuận tràng kéo dài.
-Giảm đau, chống viêm, chống co thắt, tăng sức bền thành mạch
Thuốc dùng tại chỗ dang mỡ hay dạng viên đạn đặt hậu môn như : titanorein, Suppositoire Midy…
Thuốc dùng toàn thân đặc biệt tốt cho các đợt kịch phát là những thuốc làm tăng sức bền thành mạch (daflon…)
Điều trị nội rất tốt ở giai đoạn đầu (độ 1-2) và rất tốt cho trước và sau phẫu thuật

2. Điều trị bằng thủ thuật:

Có rất nhiều phương pháp khác nhau với ưu điểm nhanh gọn, ít đau. Tuy nhiên các phương pháp này cũng có những ưu nhược điểm nhất định và có một số chống chỉ định
-Tiêm xơ: là phương pháp tiêm thuốc vào lớp dưới niêm mạc gây viêm xơ làm giảm tưới máu và cố định niêm mạc hậu môn vào cơ tròn trong tránh gây sa búi trĩ. Thuốc thường dùng: Kinurea 5%, Polydocanol, Ethanol…
-Thắt trĩ bằng vòng cao su: qua ống soi hậu môn đặt một vòng cao su nhỏ vào gốc búi trĩ trên đường lược sẽ gây thiếu máu cục bộ, búi trĩ hoại tử sau 3-7 ngày.
-Các biện pháp khác: tia hồng ngoại, đốt điện, đốt nhiệt,laser, liệu pháp lạnh (Nito lỏng…)
Điều trị bằng thủ thuật thường áp dụng cho trĩ độ 2-3 với các búi riêng rẽ, chống chỉ định cho sa trĩ tắc mạch, viêm hậu môn, trĩ kèm nứt kẽ.

3. Điều trị ngoại khoa

Có thể là tạm thời trong cấp cứu đối với tắc mạch trĩ hay điều trị triệt để với bệnh trĩ
Đối với tắc mạch trĩ động tác chính là rạch búi trĩ để lấy máu tụ có tác dụng giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân
- Chỉ định điều trị ngoại khoa: Khi các phương pháp điều trị khác thất bại (nội khoa hay thủ thuật).
+ Sa trĩ thường xuyên
+ Sa trĩ tắc mạch
- Phương pháp phẫu thuật:
+ Cắt trĩ riêng lẻ từng búi trĩ theo Milligan- Morgan: thắt tận gốc các búi trĩ để tránh tái phát và giữ lại các cầu da và niêm mạc để tránh hẹp hậu môn và mất tự chủ sau mổ.
+ Cắt trĩ theo phương pháp Whitehead: ngày nay ít dùng.
-Săn sóc sau mổ:
+ kháng sinh
+ Giảm đau
+Tại chỗ : Vệ sinh hang ngày, ngâm nước muối ấm, nong hậu môn, có thể kết hợp dùng thuốc.
+ Chế độ ăn uống bình thường ngay sau mổ 24h, tránh các chất kích thích, táo bón.
Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền