Hiển thị các bài đăng có nhãn Phòng ngừa bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phòng ngừa bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bệnh trĩ nội: Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội - Bệnh trĩ thường gây phiền toái đến sinh hoạt, lao động và tâm lý e ngại đối với bệnh nhân. Trong đó, bệnh trĩ nội cũng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Nhận biết bệnh trĩ nội có dễ dàng không?

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội khác bệnh trĩ ngoại ở điểm nào ?
Bệnh trĩ được chia làm hai nhóm chính: trĩ nội và trĩ ngoại. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một đường gọi là đường lược.
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại.
Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Triệu chứng điển hình
 Trĩ nội giai đoạn đầu chủ yếu biểu hiện bởi đại tiện ra máu, lượng máu khá nhiều, có lúc ra nhỏ giọt, có lúc ra thành tia máu, không đau và không thấy khó chịu. Lâu ngày có thể gây thiếu máu, cảm thấy choáng váng, hơi thở ngắn, đuối sức.
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội
 Giai đoạn giữa, sau khi đại tiện có thể thấy mấu trĩ sa xuống hậu môn, thường thì có thể tự co vào hậu môn sau khi đại tiện xong.
 Giai đoạn cuối, sau khi đại tiện xong mấu trĩ không thể quay lại hậu môn mà phải lấy tay đẩy vào hoặc phải nghỉ ngơi xong rồi mới có thể đi vào. Người bị nặng thì khi ho, khi dùng sức, làm việc hoặc lao động đều có thể làm cho mấu trĩ sa ra ngoài hậu môn, thường cảm thấy hậu môn ướt, khó chịu do các chất thải tăng lên, quần lót nhiễm khuẩn.
Phòng ngừa bệnh trĩ nội
Trong việc điều trị bệnh trĩ, ngoài dùng thuốc, thắt dây thun, phẫu thuật… người bệnh cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống chống táo bón. Nghĩa là, cần uống nhiều nước, vì nước làm mềm phân, giúp việc đi cầu dễ dàng hơn.
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội
Cần tăng cường chất xơ trong thức ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân mềm ra nên dễ dàng khi di chuyển. Các loại rau quả, ngũ cốc như đậu trắng, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, dâu tây… rất giàu chất xơ.
Cùng với đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm - thuốc có công dụng trị bệnh trĩ như rau diếp cá (ăn sống hoặc sắc nước uống), hoa hòe (hãm trà uống mỗi ngày), khoai lang luộc; các món ăn từ mướp (cung cấp chất nhầy). Người mắc bệnh trĩ phải cương quyết nói “không” với trà, cà phê, thuốc lá, rượu và gia vị cay nóng, vì các chất này làm bệnh nặng thêm.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Táo bón cũng là nguyên nhân gây nên trĩ ở trẻ em. Khi một đứa trẻ bị táo bón, người đó sẽ phải căng thẳng quá mức để cố gắng và đẩy ra phân cứng. Áp lực này làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn để trở thành trĩ sưng lên và bị kích thích do đó phát triển. Tuy nhiên, việc phòng ngừa trĩ ngay từ khi bị táo bón cho trẻ là điều các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể làm được.

Để trẻ không bị táo bón, cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ. Đồng thời, chú ý tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, hẹ... kết hợp hoa quả (cam, bưởi, đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi.


Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ

Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại. Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 - 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh về hậu môn trực tràng. Bệnh thường được khám và điều trị khá muộn do tâm lý chủ quan và e ngại của bệnh nhân. Tuy nhiên, trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng. Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.


Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ hỗn hợp có thể là do rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón...khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ hỗn hợp hay do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
Sau đây là một vài triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp:
Đại tiện ra máu: trĩ nội giai đoạn đầu chủ yếu có biểu hiệu đại tiện ra máu, lúc đầu bệnh nhân không chú ý mà chỉ vô tình phát hiện khi nhìn giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn trên bề mặt phân có dính máu, máu có màu đỏ tươi. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân phải rặn nhiều do bị táo bón, máu có thể chảy thành tia hay thành giọt. Có trường hợp do máu chảy rất nhiều dẫn đến mất máu, thiếu máu.
Tiết dịch nhầy: niêm mạc trực tràng chịu kích thích của hạt trĩ trong một thời gian dài có thể dẫn đến viêm và có hiện tượng tiết dịch nhầy ở ống hậu môn. Dịch nhầy này có thể do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng.
Sa búi trĩ: đây là biểu hiệu của trĩ hỗn hợp giai đoạn cuối, thường xảy ra sau một thời gian dài có hiện tượng đại tiện ra máu, lúc đầu sau khi đại tiện có thể thấy dị vật nhỏ lòi ra ở lỗ hậu môn, sau đó dị vật đó tự thu vào trong hậu môn. Đó chính là búi trĩ. Sau một thời gian dài chịu kích thích thì búi trĩ càng sa ra ngoài hậu môn nhiều hơn và không tự thu vào được mà phải dùng tay ấn vào. Cuối cùng búi trĩ không chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện mà cả lức dùng lực, hắt hơi, ho đi lại ... búi trĩ cũng sa ra ngoài gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh.
Ngoài các triệu chứng trên thì có thể kèm theo các triệu chứng như cảm giác vừa đau vừa khó chịu như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân chủ yếu gây Bệnh trĩ. Ngoài ra, những người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc ngồi, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ... cũng có nguy cơ mắc bệnh ca.


Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch trĩ trên hoặc dưới, thậm chí cả hai (gây trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp). Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện. Hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày nó có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian, trĩ lớn và sa. Mới đầu, hiện tượng sa xuất hiện lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ liên tục. Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi, di chuyển khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.
Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày, bệnh nhân bớt đau, bớt sưng, trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Nhiều trường hợp hoại tử tạo ra áp xe vùng hậu môn và vùng chậu.
Khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên đi khám nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. Nếu đã xác định là trĩ, bạn nên dùng khẩu phần nhiều chất sợi, chuối, táo, lê, các loại củ, khoai như khoai lang, khoai từ, bí đỏ... và uống nhiều nước, tránh rặn mạnh khi đại tiện hay khuân vác nặng.
Ngoài ra, người bệnh nên giữ vùng hậu môn cho sạch: rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện; không nên rửa bằng xà phòng vì dễ gây kích thích, ngứa nhiều hơn; ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Bạn cũng có thể đắp gạc lạnh với số lần và thời gian tương tự. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, bạn nên nhét nó nhẹ nhàng vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.
Một số phương pháp Điều trị bệnh trĩ khác như nong hậu môn, thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ hóa búi trĩ hoặc đốt điện, chích nước nóng..., phẫu thuật cắt trĩ. Trường hợp trĩ ngoại bị thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông. Bệnh nhân sẽ hết đau rất nhanh và phòng được biến chứng do thuyên tắc gây nên.
Để phòng ngừa bệnh trĩ, bạn cần uống nhiều nước (mỗi ngày ít nhất 8-10 ly) để giúp phân mềm và dễ đại tiện; ăn nhiều rau xanh, trái cây (giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nên bớt phải rặn); vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch, nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Nếu phải ngồi lâu, bệnh nhân không được lót gối mềm dưới mông vì sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.

Có rất nhiều người Việt Nam có thói quen dùng ớt trong các món ăn, một chút ớt trong nước chấm hay món cá kho cũng làm cho món ăn thêm đậm đà, ngon miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ lợi ích cũng như tác hại của ớt. Ớt nếu ăn vừa phải rất có lợi cho sức khỏe. Ớt có thể làm thuốc bổ dạ dày, có thể kích thích nước bọt, dịch vị phân tiết, tăng thêm khẩu vị, ngoài ra, ớt cũng bổ sung vitamin A cho mắt bạn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa bệnh hậu môn trực tràng của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết nếu ăn nhiều ớt quá thì lại có hại đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ.

  Bởi vì, ăn quá nhiều ớt sẽ làm cho dịch tiêu hóa phân tiết quá nhiều, làm cho niêm mạc dạ dày tá tràng sung huyết, phù nước, nhu động dạ dày tá tràng tăng lên rất nhiều, tim đập nhanh hơn, lượng tuần hoàn máu tăng lên rất nhiều.
  Những người mắc bệnh nóng, bệnh lở loét, viêm dạ dày, tá tràng và bệnh cao huyết áp thì bệnh tình sẽ nặng hơn nếu ăn ớt quá nhiều.
  Riêng đối với những người bị bệnh trĩ, các bác sĩ khuyên tuyệt đối không được ăn cay. Nếu ăn cay nhiều những người mắc bệnh này có thể sẽ bị áp xe hậu môn. Ngoài ra, ớt còn còn gây ra chứng táo bón và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Bệnh trĩ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trĩ như thói quen lười vận động, ăn uống không khoa học, hợp lý…. 

 

Phương pháp chữa trĩ cũng là một trong nhiều vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người cụ thể. Từ xưa, trong dân gian đã lưu truyền một số bài thuốc chữa bệnh trĩ. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trĩ phổ biến nhất từ thiên nhiên.

Chữa bệnh trĩ bằng cây mào gà
Mào gà, thuộc họ Rau dền, cây thảo cao tới 60 – 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan, có khi hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan. Cụm hoa được dùng để làm thuốc. Để chữa bệnh trĩ ông cha ta đưa ra công thức chế biến như sau : Lấy bông mào gà phơi thật khô sau đó tán thành bột. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần mỗi lần uống 5 gr với nước trà.

Chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý
Bài thuốc này đặc biệt công hiệu cho những người bị trĩ do nội nhiệt, do uống rượu bia nhiều dẫn đến đi ngoài có máu, rát hậu môn. Cách chữa trị như sau: Lá Thiên lý 100g (một nắm to), muối ăn 5g (thìa cà-phê). Hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước đun sôi còn ấm, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một, hai lần. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá Thiên lý tươi một ngày. Trong vòng 3 – 4 ngày thường khỏi. Bài thuốc này còn có thể chữa bệnh dạ con: cũng dùng như trên. Thường lưu ý: bắt buộc phải dùng tươi, không được nấu chín. Với những người cơ thể hàn thì không được uống mà chỉ đắp bên ngoài.
đu đủ xanh chữa trĩ
Đu đủ xanh chữa trĩ cần phải tươi và nhiều nhựa

Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh
Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ  bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Trên đây là một số bài thuốc chữa trĩ từ dân gian phổ biến nhất. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc chữa trị trĩ tận gốc đã đơn giản hơn nhiều. Phòng khám đa khoa Khương Trung của chúng tôi đang áp dụng phương pháp PPH vào điều trị trĩ mang lại hiệu quả cao, ít đau đớn cho người bệnh.

Các bác sỹ chuyên khoa phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: Có rất nhiều thắc mắc về phương pháp điều trị trĩ hiện nay. Có một số quan điểm sai lầm cho rằng, bệnh trĩ ngoại điều trị rồi cũng sẽ tái phát nên quyết định “sống chung” với bệnh.

 

Bệnh trĩ rất dễ tái phát nếu điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp dân gian: Đây là hiểu nhầm thường gặp ở nhiều bệnh nhân về phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại, cho rằng bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị khỏi bằng việc dùng thuốc hoặc điều trị theo phương pháp dân gian. Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: việc điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc hay phương pháp điều trị dân gian không thể điều trị bệnh tận gốc. Việc điều trị bằng cách uống thuốc, tuy có tác dụng, nhưng một khi dừng uống thuốc bệnh sẽ lại tái phát.

Có rất nhiều trường hợp xuất phát từ việc tiết kiệm thời gian đi khám, nên đã thăm khám ở những cơ sở y tế điều trị không chuyên, bác sỹ không phải chuyên khoa trĩ điều trị rất dễ chẩn đoán bệnh sai từ đó đưa ra phương pháp điều trị không đúng. Bên cạnh đó, kĩ thuật điều trị bệnh lạc hậu, sẽ khó điều trị bệnh khỏi triệt để. Do vậy, bệnh trĩ ngoại bị tái phát lại là điều dễ hiểu.
Đừng tự ý lựa chọn phương pháp chữa trĩ

Sau khi tiến hành phẫu thuật trĩ ngoại thành công, trong quá trình hồi phục bệnh nhân không chú ý sinh hoạt đúng mức như ăn đồ cay, uống rượu nhiều, những thói quen cũ như ngồi nhiều, lười vận động. Những điều này làm tăng nguy cơ tái phát trĩ lên rất nhiều lần.

Trên đây là những phương pháp điều trị trĩ ngoại mà bạn cần cân nhắc. Hiện nay phòng khám đa khoa Khương Trung đang áp dụng phương pháp điều trị trĩ PPH. Đây là phương pháp tiên tiến, hiện đại với nhiều ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác, mang lại hiệu quả điều trị trĩ rất cao.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

 Từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có kết luận về những đối tượng dễ bị bệnh trĩ. Người ta cũng chưa thể đưa ra kết luận giữa mối quan hệ người mắc bệnh trĩ và con cái của họ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Dưới đây là những nhóm đối tượng có khả năng bị mắc trĩ cao.

 


 - Người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký, ….

- Những người mắc bệnh táo bón kinh niên , khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài gây lên bênh trĩ.

- Những người bị kiết lỵ: Người bị kết lỵ có cùng đặc điểm là phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng , u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ mở rộng làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.
những đối tượng dễ mắc trĩ
 Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất

- Phụ nữ cho con bú : thường mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn đã hành hạ họ và làm cho người bệnh rất không thoải mái, thậm chí còn rất mất tự tin.

Một thực trạng rất đáng lo ngại là những người bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì tâm lý e ngại, nhất là phụ nữ. Còn có người chịu đựng bệnh trĩ đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá lớn, phương pháp điều trị trĩ ít xâm lấn không còn tác dụng, mà phương pháp điều trị lớn thì tốn kém, xâm lấn nhiều hơn và đau đớn cũng nhiều hơn.

Bệnh trĩ là một căn bệnh gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những ai không may mắc phải. Người bệnh sẽ không muốn tham gia vào các hoạt xã hội, sinh hoạt thường ngày, giảm sự tự tin, giảm ham muốn tình dục và dễ trở nên cáu kỉnh.

Khi phát hiện bệnh trĩ, điều bạn cần làm là tới thăm khám tại các địa chỉ uy tín để có phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một vài hướng điều trị bệnh trĩ hiệu quả do các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung cung cấp.

Bạn có thể lựa chọn sử dụng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tác dụng chính của chúng là bình thường hóa huyết áp và thắt chặt các tĩnh mạch để giảm sưng và giảm đau cho đến khi quá trình chữa bệnh được hoàn tất. Phương pháp này có thể thành công khi bạn muốn thoát khỏi bệnh trĩ nhanh chóng, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó nó cũng như là một mối nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất là việc sử dụng các loại kem bôi và thuốc mỡ. Chúng được bôi lên các khu vực bên ngoài của hậu môn, để giải tỏa mạch máu bị ảnh hưởng bằng cách giúp các mô bị viêm được thả lỏng, bằng cách này làm giảm sưng và giảm nguy cơ sa trĩ.

điều trị trĩ hiệu quả
Việc phẫu thuật trĩ phải được thực hiện ở các bệnh viện, phòng khám uy tín

Khi đối phó với trĩ nội, người ta thường sử dụng thuốc đặt hậu môn. Loại thuốc này được đưa vào hậu môn để cung cấp độ ẩm bằng cách tạo ra một hiệu ứng bôi trơn, giúp ngăn chặn chảy máu hậu môn dưới các áp lực bên trong và bên ngoài. Mục đích của các thuốc đặt này là để tránh búi trĩ sa thêm cho đến khi căn bệnh được chữa trị tự nhiên bởi cơ thể. Trong một số trường hợp chúng giúp giảm đau hơn là chữa bệnh và phương pháp điều trị này có thể không giúp ích cho bạn nếu bạn muốn thoát khỏi bệnh trĩ nhanh và hiệu quả.

Các phương thuốc tự nhiên có thể điều trị bệnh trĩ. Có rất nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và hầu hết trong số chúng tạo ra một hỗn hợp đặc biệt từ những thảo mộc tự nhiên. Một trong những thành phần phổ biến nhất là cây phỉ sử dụng cùng với tắm ngồi. Có rất nhiều phương pháp tự nhiên khác có thể giúp bệnh trĩ nhanh chóng, nhưng bạn phải hiểu rõ về chúng và thực hiện một cách chính xác.

Ngoài ra còn có một số phương pháp chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế, và chúng chủ yếu là dành cho các trường hợp nghiêm trọng bệnh trĩ thực sự nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ này liên quan đến việc loại bỏ trĩ thông qua phẫu thuật hoặc kẹp mạch máu. Tuy rằng các phương pháp này sẽ giúp bạn thoát khỏi bệnh trĩ nhanh chóng nhưng rất tốn kém. Để áp dụng phương pháp này bạn phải tới các bệnh viện, phòng khám uy tín để được thăm khám và xác định phương pháp điều trị.

 Trĩ nội là một trong các bệnh về trĩ thường gặp hiện nay đặc biệt là với những người làm công việc thường xuyên phải ngồi lâu ít vận động. Những dấu hiệu của trĩ nội gây khó chịu cho người bệnh làm ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và năng suất làm việc của bệnh nhân. 

 

Dựa vào biểu hiện và ảnh hưởng, trĩ nội được chia thành 4 độ 1,2,3 và 4. Dưới đây là hướng điều trị bệnh trĩ nội nhỏ ở độ 1,2.

Triệu chứng đầu tiên của trĩ nội độ 1,2 là đi cầu ra máu : lúc đầu sau khi đi cầu làm vệ sinh thấy có dính tí máu đỏ trên giấy vệ sinh, sau đó nặng hơn thì sau khi bạn đi cầu sẽ có máu nhỏ giọt sau khi phân ra khỏi hậu môn.

Khi điều trị trĩ nội nhỏ ở độ 1 và 2, búi trĩ chưa sa ra ngoài thì thường điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn, ngoài phương pháp điều trị nội khoa các bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng thủ thuật để giúp nhanh lành bệnh hơn.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh các bác sỹ sẽ tư vấn điều trị trĩ nội bằng thủ thuật gồm có các loại như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hay chích xơ. Tuy nhiên, trong các trường hợp điều trị trĩ, bạn phải lưu ý các vấn đề như sau:

các giai đoạn bệnh trĩ
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

- Các phương pháp điều trị bằng thủ thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 1 hay độ 2.

- Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống.

- Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đi cầu dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị nhất là ớt tiêu, các thức uống có cồn và bia. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis...

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Bệnh Trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn . Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Vậy những nguy cơ nào khiến nữ giới bị trĩ?

Bệnh Trĩ ở phụ nữ do đâu
- Tại sao nữ giới lại có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn nam giới? Chúng ta có thể giải thích điều này dựa trên đặc điểm sinh lý và hoàn cảnh sống của nữ giới. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nội tạng ở xương chậu của phụ nữ bị chèn ép, cản trở qusa trình máu lưu thông, làm cho xương chậu bị dồn má và tắc nghẽn từ đó ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở hậu môn trực tràng, trực tràng chịu áp lực khiến phân đi qua gặp trở ngại, dẫn đến đại tiện không thông.
- Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt và mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ, trong đó những người mang thai có tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao (triệu chứng bệnh trĩ).
- Khi phụ nữ mang thai, áp lực ổ bụng tăng cao, cùng với việc tử cung ngày càng to, khiến cho tĩnh mạch chủ dưới chịu áp lực lớn, đặc biệt là khi vị trí của thai nhi chưa ổn định, ảnh hưởng trực tiếp tới trực tràng dưới và đường tĩnh mạch hồi lưu, làm cho tĩnh mạch trĩ bị tụ máu, căng phồng lên, công thêm khi sinh phụ nữ phải dùng lực quá mạnh, từ đó sinh ra bệnh trĩ. Mặt khác, trong thời kỳ mang thai, lượng vận động thường gảm, hoạt động của nhủ động dạ dày, ruột ít đi, làm cho phân khô. Khi đại tiện, phân khô, rắn có thể cọ rách niêm mạc hậu môn gây chảy máu, thẩm chí có thể làm cho búi trĩ sa nghẹt ngoài hậu môn gây đau đớn, đi lại khó khăn đối với người bệnh.
- Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, do bị mất một lượng máu, làm cho phân bị cứng, gây ra hiện tượng nuets hậu môn hoặc trĩ.
- Một số phụ nữ sau khi sinh thích ăn nhiều, nhưng các loại thức ăn này lại khô nóng, cộng thêm mất máu sau khi sinh nên có thể bị táo bón, là yếu tố quan trọng gây ra trĩ.
- Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, phần cơ hoàn toàn trở nên nhão, hoạt động hậu môn giảm, chức năng thần kinh và khả năng tiết dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, do đó khi đi đại tiện có cảm giác đi nhưng lại không đi dược hoặc đi không hết. Đó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh hậu môn trực tràng.
- Những năm gần đây, điều kiện làm việc của phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, đó cũng là một yếu tố gây ra bệnh trĩ. Trong khi làm việc, họ khó tránh ngồi hoặc đứng lâu, đặc biệt là khi phải chịu áp lực công việc lớn, họ luôn ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng nên không duy trì được thói quen đại tiện đúng giờ, gây táo bón mạn tính, ảnh hưởng đến hoạt động của hậu môn và trực tràng. Tình trạng này là do nhịp sống của người phụ nữ hiện đại. Trong xã hội, họ phải chịu một áp lực lớn, tâm lý luôn lo lắng, … có thể gây ra bệnh trĩ.
- Ngoài các nguyên nhân do trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay công việc, thói quen sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ hiện đại cũng ảnh hưởng nhất định đến bệnh trĩ. Ví dụ như ăn quá ít thực phẩm chứa chất xơ, khiến cho việc đại tiện không thông hoặc do uống thuốc thông tràng gây ra tiêu chảy, điều đó có thể làm tăng áp lực cho vùng hậu môn, gây ra bệnh trĩ hoặc làm bệnh trĩ nặng hơn.

Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2, một số tác giả áp dụng cho cả trĩ nội độ 3 nhưng kết quả giới hạn.



 Thắt trĩ bằng vòng cao su đã được thực hiện từ thế kỷ 19 nhưng vì cột búi trĩ chung với cả da quanh hậu môn nên sau thắt rất đau, cho nên không được sử dụng rộng rải. Đến năm 1958 Blaisdell đã thành công với việc chỉ cột búi trĩ không có lẫn da và các mô chung quanh. Barron 1963 đã tạo ra dụng cụ để thắt trĩ với vòng cao su và sau đó với dụng cụ cải tiến của Mc Giveny đã đưa điều trị thắt trĩ với vòng cao su thành một phương pháp điều trị bệnh trĩ thành công và được lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp điều trị bằng thủ thuật.
Nguyên tắc chính của thắt vòng cao su là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.
Dặn dò bệnh nhân sau thắt trĩ
- Không hoạt động nặng trong vòng khoảng 1 tuần
- Trong 1- 2 ngày đầu tiên khi đau hoặc có mót rặn nên ngồi ngâm trong nước ấm.
- Ăn lỏng tránh gây rặn nhiều
- Tái khám sau 1 tháng
- Trở lại ngay khi có biến chứng (chảy máu, bí tiểu, đau vùng chậu …)
Biến chứng sau thắt trĩ:
- Xuất huyết: xuất huyết có thể gặp sau khi thắt trĩ, đa phần nhẹ nhàng không cần điều trị gì thêm. Tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể phải khâu cầm máu.
- Nhiễm trùng huyết: có thể do vi trùng Clostridium Perfringen gây hoại tử mô thắt với tam chứng: đau vùng chậu, sốt, bí tiểu.
- Loét: loét sau thắt thường nhẹ nhàng. Một số trường  hợp tạo nứt kẽ hậu môn.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Hệ tĩnh mạch trĩ trên tận cùng ở lớp dưới niêm mạc của phần trên hậu môn và phần dưới trực tràng. Trĩ nội là do các tĩnh mạch này dãn nở, phình đại ra (tìm hiểu bệnh trĩ).

Nguyên nhân của trĩ chưa rõ dù được nghiên cứu rất nhiều. Miles, Salmon cũng như Lord nghĩ là do teo hẹp hậu môn nên các tác giả này xem nong hậu môn là một phần trong việc điều trị. Một số tác giải khác cho là do viêm hậu môn.
Graham-Stewart cho rằng nguyên nhân gây trĩ là rặn nhiều quá trong khi cơ thắt bị giãn nở. Rặn thì áp lực trong hệ thống tĩnh mạch cửa tăng lên. Lúc đó nếu có sa niêm ra thì áp lực bên ngoài là áp lực bên ngoài là áp lực khí trời, áp lực bên trong rất cao sẽ làm các tĩnh mạch trĩ bị phồng ra đột ngột. Theo giải thuyets này thì cần có sa niêm mạc trực tràng trước rồi mới có trĩ. Ngay ở người bình thường cũng có một phần sa niêm sinh lý, chỉ cần người đó rặn qua là đủ gây ra trĩ.
Lord thì nhận xét ngược lại là ở người sa toàn phần trực tràng ít khi thấy trĩ. Có thể cắt nghĩa trường hợp này là trực tràng sa quá nhanh trước khi áp lực trong ổ bụng tăng lên và sau đó bệnh nhân ngưng rặn.
Stelzner thấy có sự thông thương giữa động-tĩnh mạch ở dưới lớp niêm mạc của ông hậu môn và máu ở trĩ là máu động mạch cho nên ông ta đưa ra lý thuyết thông động-tĩnh mạch góp phần gây bệnh.
Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì trĩ cũng ở một vùng nhỏ niêm mạc và dưới niêm mạc tiếp giáp hậu môn-trực tràng.
Khi trĩ nội lớn lên lại có một thay đổi bất thường nữa là toàn thể niêm mạc ống hậu môn bị sa xuống. Mỗi lần rặn là trĩ sa xuống thêm do sức ép của phân. Hiện tượng sa niêm mạc này là một trong các nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện các triệu chứng của trĩ.
Quan niệm thông thường cho rằng trĩ có cuống nhưng Parks nhận thấy nếu đặt dụng cụ banh hậu môn ra để quan sát thì thấy đáy trên chùm trĩ rất rộng và xếp không thành cuống. Thấy có cuống là do chúng ta kéo lôi bó trĩ xuống. Đáy này nằm ở ranh giới hậu môn -trực tràng.
Trĩ xuống ranh giới gia niêm thì nhỏ lại, có khi nó thông với các bó trĩ phụ ở bên. Nếu khâu cột đáy búi trĩ thi thế nào cũng mất một số lớn niêm mạc ở phần trên hậu môn.

Hiện nay, những người 50 tuổi trở nên có nguy cơ mắc bệnh trĩ gấp 2 lần bình thường. Cách chữa trị bệnh trĩ cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể chất của từng người.


Tỷ lệ người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ khá cao
Bệnh trĩ là hiện tượng phần mô mềm bên trong đại tràng và hậu môn bị giãn tĩnh mạch, tạo ra các búi trĩ gây khó khăn và ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để có thể tìm ra cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, trước tiên bạn cần phải hiểu nguyên nhân cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh:
-         Những người phải ngồi một chỗ nhiều, ngồi trong khoảng thời gian dài ( 5 tiếng trở lên) và ít vận động, dịch chuyển: nhân viên văn phòng, thợ may, người bán hàng…
-         Người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên mắc bệnh táo bón, tiêu chảy, khi đi ngoài phải gắng sức, rặn nhiều làm cho áp lực trong long ống hậu môn tăng lên dáng kể. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng sưng trĩ, các búi trĩ tăng dần kích thước rồi sa ra bên ngoài hậu môn.
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh trĩ 2
Những người hay bị táo bón, tiêu chảy…đều dễ bị bệnh trĩ
-         Ngoài ra, những người bị kiết lỵ, phải đi vệ sinh nhiều lần khiến ổ bụng chịu áp lực nhiều hơn bình thường và cũng góp phần tăng kích thước của búi trĩ.
-         Những người có tiền sử hoặc bị các bệnh như: u bướu vùng hậu môn trực tràng, ruột bị kích thích…cũng có khả năng mắc bệnh rất cao.
Có rất nhiều cách chữa trị bệnh trĩ tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó.
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh trĩ 2
Phẫu thuật là một trong những cách trị dứt điểm bệnh trĩ
Đầu tiên là phương pháp nội khoa: bệnh nhân bị trĩ sẽ được bác sĩ kê cho đơn thuốc uống ( có nhiều dạng dùng khác nhau) có tác dụng kháng viêm, chống viêm nhiễm, tăng sức bền vùng thành mạch, giảm những cơn đau cấp tính…hoặc thuốc đặt vào hậu môn, thuốc bôi tại vùng bị trĩ…Cách này chỉ áp dụng và thích hợp trong trường hợp kích thước búi trĩ nhỏ, chưa ra máu nhiều, có thể gây đau đớn cho người bệnh hoặc tình trạng viêm nhiễm…
Cách chữa trị bệnh trĩ dứt điểm được áp dụng hiện nay đó là sử dụng thủ thuật chích xơ hoặc đốt bằng hồng ngoại. Chích xơ nhờ thuốc gây xơ, đốt lạnh, đốt điện lưỡng cực…hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Những tĩnh mạch trĩ tận gốc sẽ bị loại bỏ hoàn toàn với phương pháp Longgo, Longo – đây là hai phương pháp khá mới, giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, thời gian hồi phục cũng nhanh chóng.

Số người mắc bệnh trĩ nội chiếm khoảng 40%. Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ nội nhưng để chữa khỏi dứt điểm nên tập trung vào  phương pháp khoa học .

 

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ nội khá cao
Những người thường xuyên uống rượu bia, bị táo bón, ngồi nhiều, lười vận động thì nguy cơ mắc bệnh trĩ nội sẽ cao hơn người bình thường. Bệnh gây ra rất nhiều khó khăn, rắc rối cho người bệnh, những người xung quanh cũng khó có thể chia sẻ. Do đó, việc tìm được phương pháp chữa bệnh trĩ nội phù hợp thực sự là niềm mong ước của người bệnh.
Bệnh trĩ nội thường xảy ra trên vùng đường răng hậu môn, dựa trên những biến đổi của bệnh lý thì có thể phân thành 3 loại: huyết quản sưng, xơ hóa và giãn tĩnh mạch. Dấu hiệu thường thấy của bệnh đó là hiên tượng đại tiện ra máu, máu đỏ tươi, có thể ra giọt, lúc ra tia máu hoặc kèm phân nhưng không gây cảm giác đau đớn hay quá khó chịu.
Tìm hiểu phương pháp chữa bệnh trĩ nội
Bệnh nhân bị trĩ nội có thể bị choáng
Tuy nhiên, một số người sẽ lầm tưởng đó là biểu hiện của ung thư trực tràng…Nếu trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu, bị choáng, cơ thể mệt mỏi, hơi thở ngắn, đuối sức. Giai đoạn sau của bệnh, đại tiện xong sẽ thấy xuất hiện mấu trĩ xuất hiện ở hậu môn, hoặc tự co vào hậu môn sau khi đi đại tiện.
Khi bệnh nặng hơn, sau khi đại tiện thì mấu trĩ không thể quay trở lại mà người bệnh phải lấy tay đẩy vào hoặc nghỉ ngơi xong thì mới có thể vào trong. Thậm chí, người bệnh ho, làm việc hoặc lao động quá sức đều làm mấu trĩ sa ra ngoài hậu môn, hậu môn bị ướt, cảm thấy khó chịu, viêm, sưng đau có thể dẫn đến hoại tử. Người bệnh không chữa bệnh trĩ nội kịp thời thì mấu trĩ sẽ bị xơ hóa, lượng máu ít, đoạn trĩ thường xuyên sa ra ngoài.
Dùng PHH chữa bệnh trĩ nội
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp PHH
Phương pháp chữa bệnh trĩ nội khá phổ hiến hiện nay chính là dùng kỹ thuật xâm lấn điều trị. Kỹ thuật PHH được coi là sự lựa chọn tối ưu vì:
-   Nguyên lý của kỹ thuật này là giữ lại phần đệm hậu môn,chức năng của hậu môn vẫn được đảm bảo, không gây ra biến chứng về sau như: hậu môn nhỏ hẹp lại…
-   Người bệnh không quá đau: bởi phương pháp này sẽ tiến hành đưa trĩ ra khỏi hậu môn về dúng vị trí của nó rồi cắt bỏ, không làm tổn thương đến những vùng da xung quanh hậu môn, ít đau hơn sau khi tiểu phẫu.
-   Vết thương rất nhỏ và thời gian hồi phục nhanh
Áp dụng chữa bệnh trĩ nội với kỹ thuật PHH sẽ mang lại kết quả tốt nhất và tiện lợi nhất cho người bệnh.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Theo thống kê, ở Việt Nam có tới gần 1 nửa dân số mắc bệnh trĩ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tác hại của bệnh trĩ đối với sức khỏe con người.

Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền