Bệnh Trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn . Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Vậy những nguy cơ nào khiến nữ giới bị trĩ?
- Tại sao nữ giới lại có tỷ lệ mắc bệnh trĩ
cao hơn nam giới? Chúng ta có thể giải thích điều này dựa trên đặc điểm
sinh lý và hoàn cảnh sống của nữ giới. Trong quá trình hoạt động, các
cơ quan nội tạng ở xương chậu của phụ nữ bị chèn ép, cản trở qusa trình
máu lưu thông, làm cho xương chậu bị dồn má và tắc nghẽn từ đó ảnh hưởng
đến sự tuần hoàn máu ở hậu môn trực tràng, trực tràng chịu áp lực khiến
phân đi qua gặp trở ngại, dẫn đến đại tiện không thông.
- Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt và mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ, trong đó những người mang thai có tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao (triệu chứng bệnh trĩ).
-
Khi phụ nữ mang thai, áp lực ổ bụng tăng cao, cùng với việc tử cung
ngày càng to, khiến cho tĩnh mạch chủ dưới chịu áp lực lớn, đặc biệt là
khi vị trí của thai nhi chưa ổn định, ảnh hưởng trực tiếp tới trực tràng
dưới và đường tĩnh mạch hồi lưu, làm cho tĩnh mạch trĩ bị tụ máu, căng
phồng lên, công thêm khi sinh phụ nữ phải dùng lực quá mạnh, từ đó sinh
ra bệnh trĩ. Mặt khác, trong thời kỳ mang thai, lượng
vận động thường gảm, hoạt động của nhủ động dạ dày, ruột ít đi, làm cho
phân khô. Khi đại tiện, phân khô, rắn có thể cọ rách niêm mạc hậu môn
gây chảy máu, thẩm chí có thể làm cho búi trĩ sa nghẹt ngoài hậu môn gây
đau đớn, đi lại khó khăn đối với người bệnh.
-
Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, do bị mất một lượng máu, làm
cho phân bị cứng, gây ra hiện tượng nuets hậu môn hoặc trĩ.
-
Một số phụ nữ sau khi sinh thích ăn nhiều, nhưng các loại thức ăn này
lại khô nóng, cộng thêm mất máu sau khi sinh nên có thể bị táo bón, là
yếu tố quan trọng gây ra trĩ.
-
Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, phần cơ hoàn toàn trở nên nhão, hoạt động
hậu môn giảm, chức năng thần kinh và khả năng tiết dịch trong cơ thể bị
mất cân bằng, do đó khi đi đại tiện có cảm giác đi nhưng lại không đi
dược hoặc đi không hết. Đó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh hậu môn
trực tràng.
-
Những năm gần đây, điều kiện làm việc của phụ nữ cũng có nhiều thay
đổi, đó cũng là một yếu tố gây ra bệnh trĩ. Trong khi làm việc, họ khó
tránh ngồi hoặc đứng lâu, đặc biệt là khi phải chịu áp lực công việc
lớn, họ luôn ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng nên không duy trì
được thói quen đại tiện đúng giờ, gây táo bón mạn tính, ảnh hưởng đến
hoạt động của hậu môn và trực tràng. Tình trạng này là do nhịp sống của
người phụ nữ hiện đại. Trong xã hội, họ phải chịu một áp lực lớn, tâm lý
luôn lo lắng, … có thể gây ra bệnh trĩ.
-
Ngoài các nguyên nhân do trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay công
việc, thói quen sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ hiện đại cũng ảnh
hưởng nhất định đến bệnh trĩ. Ví dụ như ăn quá ít thực phẩm chứa chất
xơ, khiến cho việc đại tiện không thông hoặc do uống thuốc thông tràng
gây ra tiêu chảy, điều đó có thể làm tăng áp lực cho vùng hậu môn, gây
ra bệnh trĩ hoặc làm bệnh trĩ nặng hơn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét