Hệ tĩnh mạch trĩ trên tận cùng ở lớp
dưới niêm mạc của phần trên hậu môn và phần dưới trực tràng. Trĩ nội là
do các tĩnh mạch này dãn nở, phình đại ra (tìm hiểu bệnh trĩ).
Nguyên nhân của trĩ chưa rõ dù được
nghiên cứu rất nhiều. Miles, Salmon cũng như Lord nghĩ là do teo hẹp hậu
môn nên các tác giả này xem nong hậu môn là một phần trong việc điều
trị. Một số tác giải khác cho là do viêm hậu môn.
Graham-Stewart cho rằng nguyên nhân gây
trĩ là rặn nhiều quá trong khi cơ thắt bị giãn nở. Rặn thì áp lực trong
hệ thống tĩnh mạch cửa tăng lên. Lúc đó nếu có sa niêm ra thì áp lực bên
ngoài là áp lực bên ngoài là áp lực khí trời, áp lực bên trong rất cao
sẽ làm các tĩnh mạch trĩ bị phồng ra đột ngột. Theo giải thuyets này thì
cần có sa niêm mạc trực tràng trước rồi mới có trĩ. Ngay ở người bình
thường cũng có một phần sa niêm sinh lý, chỉ cần người đó rặn qua là đủ
gây ra trĩ.
Lord thì nhận xét ngược lại là ở người
sa toàn phần trực tràng ít khi thấy trĩ. Có thể cắt nghĩa trường hợp này
là trực tràng sa quá nhanh trước khi áp lực trong ổ bụng tăng lên và
sau đó bệnh nhân ngưng rặn.
Stelzner thấy có sự thông thương giữa động-tĩnh mạch ở dưới lớp niêm mạc của ông hậu môn và máu ở trĩ là máu động mạch cho nên ông ta đưa ra lý thuyết thông động-tĩnh mạch góp phần gây bệnh.
Stelzner thấy có sự thông thương giữa động-tĩnh mạch ở dưới lớp niêm mạc của ông hậu môn và máu ở trĩ là máu động mạch cho nên ông ta đưa ra lý thuyết thông động-tĩnh mạch góp phần gây bệnh.
Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì trĩ cũng ở một vùng nhỏ niêm mạc và dưới niêm mạc tiếp giáp hậu môn-trực tràng.
Khi trĩ nội lớn lên lại có một thay đổi
bất thường nữa là toàn thể niêm mạc ống hậu môn bị sa xuống. Mỗi lần rặn
là trĩ sa xuống thêm do sức ép của phân. Hiện tượng sa niêm mạc này là
một trong các nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện các triệu chứng của
trĩ.
Quan niệm thông thường cho rằng trĩ có
cuống nhưng Parks nhận thấy nếu đặt dụng cụ banh hậu môn ra để quan sát
thì thấy đáy trên chùm trĩ rất rộng và xếp không thành cuống. Thấy có
cuống là do chúng ta kéo lôi bó trĩ xuống. Đáy này nằm ở ranh giới hậu
môn -trực tràng.
Trĩ xuống ranh giới gia niêm thì nhỏ lại, có khi nó thông với các bó trĩ phụ ở bên. Nếu khâu cột đáy búi trĩ thi thế nào cũng mất một số lớn niêm mạc ở phần trên hậu môn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét