Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bật mí phương pháp giảm đau bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả - Bệnh trĩ không còn quá xa lạ với chúng ta khi mà cuộc sống áp lực bận rộn khiến con người có những thói quen xấu như lười vận động, ăn ít chất xơ... Chuyên mục khamchuabenh.info xin có vài lời khuyên chia sẻ với bạn đọc cách làm giảm đau bệnh trĩ hiệu quả


Bệnh trĩ được hiểu như thế nào?
Cách làm giảm đau bệnh trĩ
Bệnh trĩ được tạo ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh gặp ở nhiều người nhưng thường bị bỏ qua hay chỉ đi khám khi thấy không thể chịu nổi vì bệnh ở vùng kín đáo, người bệnh ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Trĩ được chia làm 3 loại (trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) và 4 mức độ (từ 1 đến 4) tùy theo triệu chứng và độ lớn của trĩ. Mỗi loại trĩ và mỗi mức độ có những biện pháp điều trị khác nhau. Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để trĩ chảy máu quá lâu làm thiếu máu, đôi khi bị nhiễm khuẩn hay sưng phù, thậm chí bầm tím làm đau đớn.
Cách làm giảm đau bệnh trĩ 
Hãy dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm để giảm cơn đau và tránh viêm nhiễm.
Làm sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Không dùng đến xà phòng, nên dùng giấy vệ sinh mềm và nước, hay là khăn giấy ướt loại dùng cho trẻ em. Ngâm hậu môn trong nước ấm, 3 đến 4 lần một ngày trong khoảng 10 đến 15 phút.
Bạn cũng có thể áp dụng ngược lại bằng cách dùng túi đá hay miếng gạc lạnh để chườm lên vùng hậu môn trong khoảng 12 phút, 3 đến 4 lần một ngày, các cách này để nhằm hạn chế sự phồng lên của tĩnh mạch.
Chúng ta có thể dùng thuốc nhuận tràng nhẹ để chống táo bón. Nhưng trước tiên hãy quan tâm đến chế độ ăn: ưu tiên những thức ăn giàu chất xơ (rau, trái cây, ngũ cốc, bánh mì…), uống nước nhiều và đều đặn, tránh ăn cay, uống rượu, chè, cà phê vì chúng sẽ gây đau.
Nếu xét về mặt cơ chế bệnh lý thì hiện tượng viêm tấy sinh đau, làm ngứa ngáy nơi khó gãi bao giờ cũng gắn liền với 3 yếu tố bệnh lý: Tăng áp lực trong khung chậu do hậu quả của táo bón lâu ngày; lượng máu lưu thông trong mạng lưới tĩnh mạch hậu môn chậm hơn bình thường phần vì máu đậm đặc, phần vì tĩnh mạch bị viêm trước đó; phản ứng viêm tấy và dị ứng cho sự hiện diện của chất xuất tiết trong vùng trực tràng.
Nói thế không có nghĩa là chịu thua ngay. Đời của người bị trĩ chắc chắn sẽ bớt là bể khổ nếu có cách nào cải thiện chức năng co bóp của đại tràng để đừng táo bón; gia tăng mức độ lưu thông trong tĩnh mạch bằng cách vừa giữ cho máu loãng vừa chống co thắt mạch máu trong vùng hội âm; cắt cơn đau do ruột co thắt và kháng viêm trên trực tràng.
Muốn thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn người khác (tối thiểu 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần, nếu được 3/4 nước khoáng loại có nhiều kalium và 1/4 nước trái cây càng tốt) để khung ruột vừa không thiếu nước vừa đủ sinh tố. Bên cạnh đó, nên ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây sấy khô có tác dụng nhuận trường (như táo, mơ, đu đủ...); tăng lượng rau có nhiều chất nhầy (như rau dền, rau diếp cá) và mễ cốc có nhiều dầu béo (như mè đen) trong khẩu phần thường ngày; uống nước nấm đông cô và nấm mèo theo tỉ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để tận dụng hoạt chất chống đau và giữ máu loãng của nấm; ăn cơm gạo lứt vài ngày.
Mặt khác, bệnh nhân cần giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la (không chỉ vì các món này gây táo bón mà vì tăng phản ứng ngứa hậu môn); tránh nước ngọt có gas để đừng tăng áp lực trong khung ruột; cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.
Có nhiều cách ăn uống cho người bệnh trĩ như vừa mô tả, nhưng nếu phải chọn một giải pháp hàng đầu khi đang đau thì lại là uống nước. Nhiều người đúng lý đã không bị trĩ nếu có thói quen uống nước cho đủ. Khó nhưng không bao giờ quá muộn để thay đổi thói quen bất lợi cho sức khỏe, trừ khi bệnh nhân không muốn.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền