Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bệnh trĩ với biến chứng nguy hiểm - Bệnh trĩ dường như không còn quá xa lạ  và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bệnh trĩ nếu không biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng khôn lường

Bệnh trĩ với biến chứng nguy hiểm
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
-Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
-Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
-Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
-Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ  là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v…
-U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư  trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.
Biểu hiện bệnh Trĩ:
Bệnh xuất hiện không rõ ràng. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh.
Chảy máu hậu môn và đại tiện ra máu tươi: đây là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu dùng giấy vệ sinh sẽ thấy máu dính trên giấy hoặc có thể nhìn thấy ít máu tươi dính theo phân, về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt, muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra.
Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: Nếu mới bị thì có thể không có triệu chứng này, tuy nhiên đau càng tăng khi có biến chứng sưng, viêm hoặc tắc mạch búi trĩ.
Sưng nề vùng hậu môn khi có đợt cấp hoặc trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng.
Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn sờ nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài cần phải thăm trực tràng bằng tay và soi trực tràng. Qua soi sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng kích thước và vị trí các búi trĩ.
Bệnh trĩ với biến chứng nguy hiểm 
Bệnh trĩ với biến chứng nguy hiểm
1. Nghẹt búi trĩ: các búi trĩ nội khi lòi ra ngoài hậu môn thường bị tắc bởi các cơ vòng, ngăn cản sự lưu thông của tĩnh mạch, trong khi động mạch vẫn không ngừng đưa máu vào sẽ khiến các búi trĩ cứng hơn, gây đau nhức và rất khó trở lại bên trong hậu môn.
2.Hoại tử gây viêm nhiễm: Khi các bũi trĩ thoát ra ngoài và không thu vào bên trong được thì được gọi là nghẹt búi trĩ.Các búi trĩ sau khi bị nghẹt sẽ rất dễ bị hoại tử, nếu nghiêm trọng có thế gây ra nhiễm trùng máu. Ngoài ra nghẹt búi trĩ còn gây ra nhiều cấp độ viêm nhiễm khác nhau.
3. Thiếu máu: triệu chứng chủ yếu của bệnh trĩ là đại tiện kèm theo máu, đau nhức, búi trĩ lòi ra, tiết nhiều dịch và đại tiện khó,... nhưng triệu chứng chủ yếu nhất vẫn là lòi búi trĩ và đại tiện ra máu, do mất máu nhiều lần khi đi đại tiện sẽ gây ra thiếu sắt dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
4.Rối loạn chức năng hậu môn: bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra co hậu môn, gây khó khăn đi đại tiện.Ngoài ra còn gây xâm lấn vào các cơ dễ gây ra đại tiện không tự chủ.
5. Các bệnh về da: búi trĩ lòi ra gây giãn cơ, dịch nhầy tiết ra khỏi hậu môn kích thích lên da hậu môn gây ngứa và các bệnh ngoài da.
6. Rối loạn thần kinh: gây ra đau lưng dưới, đau nhức xương và gây ra rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu.
7.Gây nhiễm trùng máu: áp-xe hậu môn một khi hình thành sẽ xuất hiện các trệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ.Những độc tố này dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu.
8.Bệnh trĩ ở nữ giới cần đặc biệt chú ý: nữ giới do kết cấu sinh lí khác biệt nên khi bị chảy máu do trĩ và nghiêm trọng có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa, trong trường hợp xấu nhất có thể gây nên những ảnh hưởng xấu nên phụ khoa nữ giới, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai.Tốt nhất trước khi mang thai cần đi kiểm tra trực tràng để tránh tình trạng bệnh phát triển mạnh trong quá trình mang thai.
Phòng ngừa bệnh trĩ 
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.
- Uống nhiều nước.
- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.
- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.
Tự chăm sóc:
Bạn có thể tạm thời giảm đau nhẹ, sưng và viêm ở phần lớn các đợt trĩ bằng các cách tự chăm sóc dưới đây:
- Bôi kem điều trị trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.
- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Tốt nhất là hằng ngày rửa hoặc tắm nhẹ nhàng để làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bệnh nặng hơn.
- Ngâm trong nước ấm vài lần mỗi ngày.
- Chườm đá hoặc đắp gạc lạnh lên hậu môn trong 10 phút tới 4 lần/ngày.
- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.
- Dùng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.
Những cách tự chăm sóc này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng chúng không làm cho búi trĩ mất đi. Hãy đi khám bệnh nếu bạn không thấy giảm bệnh trong vài ngày.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Ngọc Huyền