Bệnh trĩ ngoại và chế độ sinh hoạt hợp lý -Ngầy nay, do lối sông thiếu khoa học của con người mà tỉ lệ người mắc bệnh trĩ ngoại ngày càng tăng. Một chế độ độ sinh hoạt khoa học cho người mắc bệnh trĩ ngoại rất quan trọng và cần thiết để nhằm hạn chế sự tái phát của bệnh trĩ ngoại
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
1, Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn quá béo , các đồ ăn cay, kích thích cao sẽ dẫn đến trĩ ngoại.
2, Tư thế cơ thể không tốt, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
3, Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.
4, Áp lực bụng tăng cao: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.
5, Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to.
+ Đứng thẳng: chịu tác dụng của trọng lực gây nên trĩ.
+ Khi đại tiện phải dặn nhiều làm tăng áp lực của bụng cũng gây nên trĩ.
+ Các mô dưới cơ niêm mạc trực tràng bị thả lỏng, lực cản xung quanh huyết quản yếu dẫn đến hình thành bệnh trĩ.
+ Tĩnh mạch trên trực tràng không có van tĩnh mạch, huyết quản đi qua các cơ xung quanh hậu môn gây trĩ.
6, Các nguyên nhân khác: cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tính trực tràng hậu môn... đều có thể gây nên bệnh trĩ.
Các loại trĩ ngoại
1. Trĩ ngoại do tắc mạch máu:
Là do tĩnh mạch trên trĩ bị tắc hay vỡ gây chảy máu, mạch máu đầy những cục máu, ở phía dưới da phần cửa hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ hình ôvan, tự cảm thấy đau tức.
2. Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập:
Là do dưới da tĩnh mạch bị gấp khúc, ở phần rìa cửa hậu môn hình thành những viền bướu hình tròn, hình bầu dục, hay hình dài. Nếu có phù thũng, hình trạng sẽ lớn hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.
3. Trĩ ngoại do chứng viêm :
Là do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm , phù thũng gây nên. Thường cửa hậu môn bị tổn thương, do lây nhiễm vi khuẩn gây nên.
4. Trĩ ngoại do tổ chức kết đế :
Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh, trong đó mạch máu lại rất ít, do những mảnh da dài ra, gọi là trĩ ngoại do da. Ở vùng rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra, trĩ hình vòng có thể dạng mào hoa, gọi là trĩ ngoại dạng da thừa hay còn gọi là Trĩ tiêu binh.
Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch của các tổ chức tại hậu môn hoặc ở lối ra của trực tràng. Chúng là một trong nguyên nhân gây chảy máu trực tràng.
Bệnh trĩ biểu hiện không rõ rệt. Người bệnh và thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh trĩ là chảy máu. Lúc đầu, người bệnh chảy máu rất kín đáo, chỉ thấy một chút máu ở giấy vệ sinh hoặc phân. Lâu dần, phải rặn do táo bón, máu sẽ chảy thành giọt, có khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng thấy máu chảy. Người mắc bệnh cảm giác vướng, đau ở vùng hậu môn, triệu chứng đau do tắc mạch ở búi trĩ có các cục máu đông nhỏ.
Bệnh trĩ ngoại và chế độ sinh hoạt hợp lý
Người mắc bệnh trĩ phải có những điều chỉnh trong sinh hoạt, nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn.
Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri...), tránh tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
Thực phẩm bổ dưỡng dùng chất làm săn nhẹ da tại chỗ; flavonoid (như rutin) giúp tăng cường chức năng mao mạch, giảm suy yếu mao mạch và tĩnh mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt.
Người bệnh nên dùng kết hợp với Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón. Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ. Magie có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, người mắc bệnh nên kết hợp những chất trên cùng với Cao dấp cá. Ngay khi bắt đầu có triệu chứng nhẹ của trĩ nên điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung những chất cần thiết trên, khi đã mắc trĩ hoặc đã qua phẫu thuật cắt búi trĩ thì nên dùng thường xuyên, duy trì để co búi trĩ và ngăn ngừa tái phát.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét