Bệnh trĩ: Nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ có bầu - Phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ khi mang bầu. Đó là tình trạng chung của rất nhiều chị em trong quá trình mang thai do sự biến đổi cả về trọng lượng lẫn sự thay đổi nội tiết trong cơ thể . Do vậy, việc phòng ngừa bệnh trĩ đối với chị em lúc này là điều vô cùng quan trọng
Triệu chứng của bệnh trĩ
1. – Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
2. – Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
3. – Triệu chứng khác: Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các biểu hiện khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ khi mang bầu
3. – Triệu chứng khác: Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các biểu hiện khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ khi mang bầu
Tại sao bệnh này xảy ra phổ biến hơn khi mang thai
Mang thai khiến bạn dễ bị bệnh trĩ, cũng như dễ mắc các chứng suy tĩnh mạch ở các chi, và đôi khi ngay cả ở trong âm hộ. Tử cung của bạn phát triển từng ngày làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới (một tĩnh mạch lớn phía bên phải của cơ thể để nhận máu từ hai chân). Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn của máu từ phần thân dưới, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trong tử cung và làm chúng bị giãn nở hoặc sưng lên.
Nếu bạn bị táo bón - một tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai, cũng có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Đó là vì sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ, và bạn thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh do phân rắn.
Ngoài ra, sự tăng nồng độ hormone progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch không bền chắc, khiến chúng dễ bị sưng lên. Progesteron cũng góp phần khiến bạn dễ bị táo bón do nó làm chậm nhu động ruột.
Vì sao cần phải uống đủ nước khi mang thai?
- Trong thai kỳ điều quan trọng là bạn không được để cơ thể mất nước, vì điều này dẫn tới một cơn chóng mặt. Nước còn giúp hấp thu tốt hơn những chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ và bào thai. Ngoài ra, uống nước “đánh bại” chứng trữ nước, giúp bạn giảm phù nề.
- Nước không chỉ giúp tăng sức khỏe nói chung, các nghiên cứu cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ đi tiểu đều, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi mẹ đổ mồ hôi (bà bầu có xu hướng đổ nhiều mồ hôi do bào thai phát triển và tăng cung cấp máu).
- Một số nhà khoa học tin rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ của phân su trong chất lỏng.
Chế độ ăn uống nhiều rau quả giúp ngừa bệnh trĩ.
Bệnh nhân bị bệnh trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Về vấn đề này, bệnh nhân nên có tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa trước khi điều trị bênh trĩ.
Với những bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm và có hướng điều trị phù hợp thì khả năng mắc bệnh trở lại sẽ cao.
Trong hầu hết các trường hợp bị trĩ, hầu như bệnh nhân không biết là mình bị mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số bước mà bệnh nhân có thể thử để ngăn chặn việc bị bệnh này:
- Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống trong quá trình mang thai để tránh bị táo bón. Chất xơ đặc biệt rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh. Bệnh nhân có thể tăng chất xơ bằng cách ăn thật nhiều hoa quả, rau, bánh mì, ngũ cốc, đỗ…
- Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước.
- Tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục, chẳng hạn bơi. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
- Khi bệnh nhân cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn.
- Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh
Trường hợp của bạn nên đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Chúng tôi không thể kê đơn thuốc cho bạn vì đơn thuốc chỉ được kê cho bệnh nhân sau khi thăm khám trực tiếp. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét