Cẩn trọng khi bà bầu mắc bệnh trĩ - Khi mang bầu, phụ nữ cũng phải đối mặt nguy cơ với căn bệnh trĩ. Nhiều chị em rất ngại khi đề cập đến căn bệnh này khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn
Bệnh trĩ và quá trình sinh đẻ.
Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.
Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.
Phòng ngừa bệnh trị cho bà bầu
-Người mang thai cũng nên thường xuyên tập thể dục ở những tư thế không làm bào thai bị trì đè xuống phần dưới của cơ thể. Thai phụ cũng nên đi bơi (nếu sức khỏe đảm bảo) vì hoạt động này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hóa tốt hơn.
- Tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.
- Tắm nước ấm: tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm không chỉ khiến bạn có cảm giác thoải mái mà còn giúp phòng ngừa và giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên ngâm mình trong nước ấm hàng ngày.
- Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu.
- Đi tiêu đều đặn và tính chất phân “tốt” (không cứng). Thực hiện một chế độ ăn đủ xơ, uống đủ nước giúp làm mềm phân. Ngoài ra, có thể dùng các thực phẩm có tính chất nhuận tràng tự nhiên như sữa chua, bưởi, mơ, mận...
0 nhận xét :
Đăng nhận xét